Vĩnh Long tăng tốc trên "đường băng" mới

09:12, 30/12/2023

Năm 2023, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Long vẫn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy và giám sát thường xuyên của HĐND; nhất là sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp cũng như của cả hệ thống chính trị đã thúc đẩy kinh tế- xã hội của tỉnh tiếp tục phục hồi và tăng trưởng.
 

 
Cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ đưa vào khai thác giúp Vĩnh Long tạo ra dư địa, không gian phát triển mới, đẩy mạnh thu hút đầu tư. Ảnh: TẤN TÂN
Cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ đưa vào khai thác giúp Vĩnh Long tạo ra dư địa, không gian phát triển mới, đẩy mạnh thu hút đầu tư. Ảnh: TẤN TÂN
Năm 2023, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Long vẫn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy và giám sát thường xuyên của HĐND; nhất là sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp cũng như của cả hệ thống chính trị đã thúc đẩy kinh tế- xã hội của tỉnh tiếp tục phục hồi và tăng trưởng.
 
Trên “đường băng” mới năm 2024, Vĩnh Long “quyết tâm tăng tốc bứt phá trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025”- ông Lữ Quang Ngời- Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh. 
 
Năm 2023: đan xen thuận lợi và thách thức 
 
Theo đánh giá của UBND tỉnh, năm 2023, tình hình cả nước nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những yếu kém nội tại của kinh tế địa phương, những hạn chế còn tích tụ từ đại dịch COVID-19 chưa kịp tháo gỡ và tình hình thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu... ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
 
Nhưng với sự quyết tâm cao, tỉnh thực hiện đạt và vượt 18/21 chỉ tiêu, trong đó có 10 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 2,61% so với năm 2022.
 
Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được quan tâm thu hút đầu tư.
Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được quan tâm thu hút đầu tư.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người đạt 75,3 triệu đồng/người/năm (tăng 6,3 triệu đồng so năm 2022), nhưng thấp hơn mục tiêu đề ra là 77 triệu đồng/người/năm. An sinh xã hội, giải quyết việc làm và các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường được thực hiện hiệu quả, quốc phòng- an ninh được đảm bảo.
 
Cùng với đó, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; thu ngân sách vượt dự toán được giao. Mặt bằng lãi suất được kéo giảm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
 
Tình hình kinh tế tuy gặp nhiều khó khăn nhưng tiếp tục xu hướng phục hồi. Trong đó, sản xuất nông nghiệp được tổ chức hiệu quả, giá lúa ở mức cao và khá ổn định; cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hướng.
 
Thương mại, dịch vụ tăng khá, nhiều hoạt động giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng được tổ chức hiệu quả. Các hoạt động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, có trọng tâm và đi vào chiều sâu góp phần giải quyết kịp thời các khó khăn và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…
 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế- xã hội của tỉnh vẫn còn những khó khăn nhất định. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế của tỉnh không đạt kế hoạch đề ra, sản xuất công nghiệp sụt giảm; thu hút đầu tư vào tỉnh còn chậm; tín dụng tăng trưởng còn thấp; tỷ lệ nợ xấu tăng cao; số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút BHXH một lần gia tăng cục bộ... 
 
Từ những khó khăn nội tại đó, năm 2024, trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, kết hợp với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, UBND tỉnh đã đề ra 21 chỉ tiêu chủ yếu để triển khai thực hiện trong năm 2024.
 
Trong đó: GRDP tăng 6,5%; GRDP bình quân đầu người 83,7 triệu đồng. “Các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2024 hết sức nặng nề”- ông Lữ Quang Ngời nhận định.
 
Chủ tịch UBND tỉnh nêu 10 việc cần làm và 8 chữ cần quan tâm 
 
Năm 2024, dự báo kinh tế- xã hội trong tỉnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên, “tỉnh quyết tâm tăng tốc bứt phá trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
 
Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện các đột phá chiến lược. Tập trung phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,... chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội để phát triển kinh tế- xã hội. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại”- ông Lữ Quang Ngời khẳng định và yêu cầu các ngành, các cấp cần phải sớm khắc phục những hạn chế;
 
chủ động bám sát công việc, tiếp tục đổi mới, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp trong tổ chức, điều hành, để hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội đã đề ra ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024.
 
Hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh từng bước hoàn thiện góp phần mở rộng các không gian phát triển mới.
Hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh từng bước hoàn thiện góp phần mở rộng các không gian phát triển mới.
Để tăng tốc bứt phá trên “đường băng” mới với sự quyết tâm cao nhất, ông Lữ Quang Ngời nêu 10 vấn đề cần lưu ý: 
 
Thứ nhất, tập trung chuẩn bị thật chu đáo về mọi mặt để phục vụ Nhân dân đón Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn với tinh thần vui tươi, an toàn, tiết kiệm, mọi nhà đều có Tết. 
 
Thứ hai, khẩn trương triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; đặc biệt là Nghị quyết số 103 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2024; Nghị quyết số 138 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2024.
 
Thứ ba, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; đặc biệt là, tập trung thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
 
Thứ tư, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt là triển khai các dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng, có tính lan tỏa tạo động lực phát triển của các ngành, lĩnh vực và của tỉnh.
 
Thứ năm, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 
 
Thứ sáu, tăng cường giám sát, thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống các loại dịch bệnh trên người. 
 
Thứ bảy, đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách; những gương người tốt, việc tốt, những việc làm tích cực, mô hình, cách làm hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội; tạo sự đồng thuận, niềm tin của Nhân dân. Kịp thời đấu tranh phản bác thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ... và xử lý nghiêm các vi phạm.
 
Thứ tám, triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 2890/QĐ-UBND về cải cách hành chính năm 2024. Chú trọng các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính.
 
Thứ chín, đẩy mạnh đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
 
Thứ mười, tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ. 
Từ quý IV/2023, hoạt động sản xuất ở nhiều doanh nghiệp trong tỉnh có dấu hiệu khởi sắc, đơn hàng gia tăng trở lại.
Từ quý IV/2023, hoạt động sản xuất ở nhiều doanh nghiệp trong tỉnh có dấu hiệu khởi sắc, đơn hàng gia tăng trở lại.
Cùng với việc yêu cầu các ngành, các cấp chủ động xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội phù hợp với tình hình của đơn vị, địa phương, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu được giao.
 
Ông Lữ Quang Ngời còn lưu ý việc triển khai, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; kế hoạch vốn đầu tư công và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 cần quan tâm gắn với 8 chữ, đó là: Trách nhiệm- Đoàn kết- Quyết tâm- Hiệu quả.
   
Cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ:
Tạo động lực tăng trưởng mới
Ông Lữ Quang Ngời- Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng: 2 dự án này hoàn thành và đưa vào sử dụng, sẽ góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, hệ thống vận tải, logistics khu vực ĐBSCL; nối liền tuyến đường cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đi TP Cần Thơ, trở thành trục huyết mạch kết nối giao thương các tỉnh, thành trong vùng với trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là TP Hồ Chí Minh. 
Riêng tỉnh Vĩnh Long, 2 dự án này khi đưa vào khai thác, còn giúp tỉnh tạo ra dư địa, không gian phát triển mới, động lực tăng trưởng mới, đẩy mạnh thu hút mời gọi đầu tư,… góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC
Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh