Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, trị giá đạt gần 4 tỷ USD

04:11, 03/11/2023

Tại Cần Thơ, trong sáng nay (3/11), Hiệp hội Lương thực Việt Nam và BizLIVE phối hợp tổ chức hội thảo thường niên "Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam".

Tại Cần Thơ, trong sáng nay (3/11), Hiệp hội Lương thực Việt Nam và BizLIVE phối hợp tổ chức hội thảo thường niên “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh thị trường lúa, gạo Việt Nam, đặc biệt tại khu vực ĐBSCL đang trải qua nhiều biến động. Trong suốt nhiều tháng qua giá mặt hàng này luôn trong xu hướng tăng.

Theo ước tính của Bộ Công Thương, trong tháng 10 vừa qua, xuất khẩu gạo đạt 700.000 tấn, tương đương 433 triệu USD, đi ngang về lượng và tăng 27% về giá trị so cùng thời điểm năm ngoái. Ước 10 tháng của năm nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,1 triệu tấn gạo, trị giá đạt gần 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Các diễn giả trao đổi tại hội thảo
Các diễn giả trao đổi tại hội thảo

Đồng thời, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 1/11, so với nhóm quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, gạo Việt Nam đang có mức giá cao nhất.

Cụ thể, gạo tấm 5% của Việt Nam có giá 653 USD/tấn, Thái Lan giá 560 USD/tấn và Pakistan giá 563 USD/tấn. Gạo tấm 25% của Việt Nam giao dịch ở mức 638 USD/tấn, Thái Lan giá 520 USD/tấn và Pakistan giá 488 USD/tấn.

Ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, tình hình thời gian tới còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tác động trực tiếp sản xuất, chế biến đến hiệu quả của người nông dân, doanh nghiệp chế biến lúa gạo của Việt Nam.

“Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp, hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các đơn vị trong chuỗi ngành hàng lúa gạo đã phối hợp, đồng hành cùng sở, ngành địa phương và bà con nông dân triển khai các nhiệm vụ, giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định tình hình thời gian tới các yếu tố ảnh hưởng còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tác động trực tiếp sản xuất, chế biến đến hiệu quả của người nông dân, doanh nghiệp chế biến lúa gạo” - ông Nguyễn Ngọc Nam nói.

Dự báo thị trường gạo xuất khẩu trong năm 2024, nhiều chuyên gia phân tích và dự báo thị trường cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam
Dự báo thị trường gạo xuất khẩu trong năm 2024, nhiều chuyên gia phân tích và dự báo thị trường cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam

Về thị trường gạo xuất khẩu trong năm 2024, nhiều chuyên gia phân tích và dự báo thị trường cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay có khả năng đạt 8 triệu tấn, như vậy sang năm tới, tồn kho sẽ rất mỏng nên các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng nếu không sẽ rất rủi ro như năm nay, ký hợp đồng nhiều nhưng không lường được nguồn cung hạn hẹp lúc đó giá bật lên lại gặp khó khăn.

Mặt khác, cũng cần lưu ý Ấn Độ có thể quay lại thị trường mặt bằng giá gạo sẽ bị hạ xuống, hiện nay giá gạo Việt Nam quá cao, giá gạo tăng cao nhưng hầu như gạo Việt Nam không bán được, đây cũng là hạn chế làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt Nam so với các nước xuất khẩu gạo khác.

Để nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận cho các bên trong chuỗi ngành hàng lúa gạo cần áp dụng công nghệ giảm thất thoát không chỉ về số lượng, mà cần giảm thất thoát về chất lượng hạt gạo, giảm sử dụng năng lượng điện trong quá trình xay xát, giảm chi phí tiền điện tăng lợi nhuận là giải pháp được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư.

Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo với trị giá đạt gần 4 tỷ USD
Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo với trị giá đạt gần 4 tỷ USD

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh: “Chi phí đầu vào phải giảm xuống để lợi nhuận gia tăng sẽ phân đều cho các tác nhân, ai cũng thấy hài lòng, ai cũng thấy phấn khởi, tránh câu chuyện người buồn, người vui, thì đó là bền vững trong chuỗi giá trị.

Một trong những điểm nghẽn rất lớn trong chuỗi lúa gạo đó là chi phí logistics trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp nói chung và trong chuỗi lúa gạo vẫn còn cao. Chính phủ cũng giao Bộ Nông nghiệp tiếp quản, hoàn thiện trình Chính phủ ban hành đề án về hệ thống logistics phục vụ cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trong đó có gạo”.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã dành nhiều thời gian để bàn về giải pháp công nghệ và vốn cho ngành lúa gạo. Trong đó, thông tin đáng chú ý là theo thống kê của Liên Hợp Quốc, sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam bị thất thoát từ 14-35%, ngành lúa gạo thất thoát khoảng 14%/năm.

Thất thoát sau thu hoạch xảy ra ở tất cả các khâu nhưng khâu sấy là còn cao nhất, mặc dù số lượng máy sấy đã đáp ứng từ 80-90% nhu cầu, nhưng do phần lớn lò sấy ở Việt Nam chưa tự động hóa và phụ thuộc vào kỹ năng của người vận hành.

Do đó, để có thể nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận cho các bên trong chuỗi ngành hàng này cần áp dụng công nghệ giảm thất thoát không chỉ về số lượng, mà cần giảm thất thoát về chất lượng hạt gạo, mà cần giảm sử dụng năng lượng điện trong quá trình xay xát, giảm chi phí tiền điện tăng lợi nhuận là giải pháp được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư.

Theo Thanh Tùng, Phạm Hải/VOV-ĐBSCL

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh