Tháo gỡ cơ chế cho nông nghiệp công nghệ cao

05:11, 08/11/2023

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là hướng đi tất yếu, phù hợp và mang lại nhiều giá trị lợi nhuận cho nông dân. Nhưng thực tế việc triển khai các mô hình nông nghiệp CNC vẫn vướng nhiều bất cập, khó khăn, ngay trong cơ chế, chính sách và thực tiễn đất đai gặp khó trong thực hiện mô hình.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là hướng đi tất yếu, phù hợp và mang lại nhiều giá trị lợi nhuận cho nông dân. Nhưng thực tế việc triển khai các mô hình nông nghiệp CNC vẫn vướng nhiều bất cập, khó khăn, ngay trong cơ chế, chính sách và thực tiễn đất đai gặp khó trong thực hiện mô hình.

Trong lĩnh vực trồng trọt, ứng dụng CNC được áp dụng như làm nhà lưới kết hợp hệ thống tưới tiêu có kiểm soát tiết kiệm, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng… Trong chăn nuôi là sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo với bò sữa, bò thịt. Còn với lĩnh vực thủy sản, ứng dụng công nghệ “sông trong ao”, làm giàu oxy bằng quạt nước… Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế của nhiều địa phương thì việc triển khai mô hình nông nghiệp CNC cho đến hiện nay là vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu chuyển đổi trong thực tế. Việc nhân rộng mô hình trong canh tác sản xuất vẫn còn rất hạn chế.

Phân tích về nguyên nhân dẫn tới tình trạng nêu trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, nguyên nhân cốt lõi nhất phải kể đến những hạn chế trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ. Theo quy định một số địa phương để nhận được sự hỗ trợ thì mô hình phải đáp ứng một số yêu cầu, ngoài các tiêu chí cụ thể của từng địa phương, còn phải nằm trong vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp, HTX đều không đáp ứng các yếu tố trên.

Cụ thể theo nội dung hỗ trợ trong Nghị định số 57 của Chính phủ (2017) về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, cùng với một số tiêu chí riêng của từng địa phương về các tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, đặc biệt khó khăn là đòi hỏi về diện tích đất quá lớn so với diện tích đất của nông dân, HTX đa phần với quy mô nhỏ.

Để tháo gỡ những bất cập, khơi thông chính sách, thúc đẩy xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp CNC, cần có những đề xuất điều chỉnh hợp lý với tình hình thực tế. Trước mắt, cần triển khai quy hoạch các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Đồng thời xác định các vùng sản xuất chuyên canh có lợi thế để bảo đảm quỹ đất ổn định, thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng tập trung rà soát những vướng mắc trong thực hiện các cơ chế, chính sách hiện có về hỗ trợ nông nghiệp ứng dụng CNC; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm ứng dụng CNC… cho nông dân và cần có những đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Hailua@.com

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh