Theo Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023, tỉnh Vĩnh Long đề ra chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm 692.859m2, tương ứng khoảng 4.608 căn. Dự báo trong năm, toàn tỉnh cần khoảng 5.409 tỷ đồng để xây dựng hoàn thành các loại nhà ở.
Huy động nguồn lực để phát triển các loại hình nhà ở. |
(VLO) Theo Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023, tỉnh Vĩnh Long đề ra chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm 692.859m2, tương ứng khoảng 4.608 căn. Dự báo trong năm, toàn tỉnh cần khoảng 5.409 tỷ đồng để xây dựng hoàn thành các loại nhà ở.
Chất lượng nhà ở nâng lên
Ông Phạm Tấn Sĩ (ở Khóm 2, phường Thành Phước, TX Bình Minh) vui vẻ cho biết: “Chừng 10 năm trước thì ở đây đường sá còn ọp ẹp, mưa lũ là ngập; nhà dân ở đây chưa phát triển nhiều. Giờ thì các tuyến đường của phường được đầu tư, nâng cấp; nhà cửa được xây cất mới kiên cố, khang trang hơn”.
Ông Trần Văn Tám- Chủ tịch UBND phường Thành Phước, cho biết thời gian qua, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn phường được quan tâm chăm lo, trong đó có hỗ trợ về nhà ở.
Các dự án kè kinh Hai Quý, kè sông Hậu… thì các hộ dân ở vùng sạt lở, có nguy cơ sạt lở được bố trí vào khu, tuyến dân cư, có nơi ở mới ổn định hơn. Nhờ vậy, hiện phường đã xóa được nhà tạm bợ, đời sống người dân nâng lên rõ rệt.
Đến năm 2022, toàn tỉnh có khoảng 304.286 căn nhà với tổng diện tích sàn nhà ở là 27.422.187m2. Trong đó, tại khu vực đô thị (ĐT) khoảng 75.272 căn với tổng diện tích sàn nhà ở là 6.447.744m2 sàn; khu vực nông thôn khoảng 229.014 căn với tổng diện tích sàn nhà ở là 20.974.443m2.
Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh đạt 26,7m2 sàn/người, tăng 0,7m2 sàn/người so với năm 2021 (khu vực ĐT khoảng 27,6m2 sàn/người; khu vực nông thôn khoảng 26,4m2 sàn/người).
Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm 96,3%, nhà thiếu kiên cố chiếm 3,6% (khoảng 10.914 căn); nhà đơn sơ chiếm 0,1% (khoảng 250 căn). So với năm 2021, chất lượng nhà ở được cải thiện, hiện nay phần lớn các hộ dân cư có nhà ở đều đang sống trong những ngôi nhà kiên cố hoặc bán kiên cố, dần xóa bỏ nhà ở đơn sơ.
Huy động nguồn lực phát triển nhà ở
Dù vậy, việc thu hút các doanh nghiệp lớn có đủ năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại để tạo động lực phát triển các chỉ tiêu về nhà ở thương mại còn gặp khó.
Phấn đấu tiếp tục tăng tổng diện tích sàn, tăng tỷ lệ nhà kiên cố. |
Một số dự án triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ; nhiều quỹ đất đã được quy hoạch nhưng gặp khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư các dự án, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội. Việc phát triển nhà ở các huyện hiện nay phần lớn theo loại hình nhà ở riêng lẻ.
Dự báo năm 2023, biến động xấu về thị trường bất động sản từ năm 2022 tác động tiêu cực đến việc phát triển nhà ở.
Việc tiếp tục đầu tư các dự án đang thực hiện và đã được chấp thuận đầu tư, dự án nhà ở thương mại, khu ĐT, khu dân cư, dự án nhà ở xã hội, dự án dân tự xây dựng trên đất tái định cư, có thể kém hiệu quả hơn năm 2022, khó khăn thực hiện so với các chỉ tiêu phát triển đã được phê duyệt trong kế hoạch phát triển nhà ở 2021-2025.
Theo Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023, tỉnh đề ra chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm trong năm là 692.859m2 sàn nhà ở, tương ứng khoảng 4.608 căn.
Trong đó, nhà ở thương mại, khu ĐT, khu dân cư tương ứng 182 căn; nhà ở xã hội 222 căn; trong đó diện tích sàn nhà ở xã hội cho thuê phấn đấu đạt 5.400m2 sàn.
Năm 2023, chỉ tiêu nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 96,4%; nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ giảm còn 3,6%. Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh phấn đấu đạt 27,2m2 sàn/người, diện tích nhà ở tối thiểu đạt 9m2 sàn/người. |
Tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển các dự án mới để có sản phẩm từ năm 2024 nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
Bên cạnh, nhà ở do người dân xây dựng trên đất tái định cư tương ứng khoảng 101 căn. Riêng nhà ở do hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng tương ứng khoảng 4.103 căn.
Dự báo trong năm, toàn tỉnh cần khoảng 5.409 tỷ đồng để xây dựng hoàn thành các loại nhà ở. Cụ thể, vốn xây dựng nhà ở thương mại là 308 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở xã hội là 284 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở trong các dự án bố trí nền đất tái định cư là 80 tỷ đồng; vốn của các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng là 4.737 tỷ đồng.
Theo đó, công khai minh bạch thông tin về danh mục, quy mô dự án, lựa chọn chủ đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách thu được từ các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu ĐT thực hiện phương thức nộp tiền tương đương giá trị quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội (20% đất ở) để phát triển nhà ở xã hội.
Cùng với đó, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực đầu tư. Đồng thời, huy động nguồn lực từ người dân để phát triển các loại hình nhà ở theo cơ chế chính sách của nhà nước…
Quy hoạch khu dân cư mới, khu ĐT mới: dành 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội Các đồ án quy hoạch khu dân cư mới, khu ĐT mới phải dành quỹ đất tương đương 20% tổng quỹ đất ở của đồ án để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo đúng quy định; khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các khu ĐT mới tăng tỷ lệ diện tích quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội; kêu gọi xã hội hóa các dự án phát triển nhà ở xã hội. Bên cạnh, đẩy nhanh tiến độ lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng, nhất là các đồ án quy hoạch thuộc danh mục tài trợ sản phẩm; tập trung hoàn thành phê duyệt các quy hoạch chỉnh trang, quy hoạch chi tiết xây dựng đối với những khu vực đã có hạ tầng làm cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho người dân chuyển mục đích sử dụng đất ở. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc xây dựng nhà ở. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, đất đai trong các khu vực phát triển ĐT. |
Bài, ảnh: SÔNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin