Khuyến cáo người dân phát triển sản xuất phù hợp với phân vùng tại địa phương

09:01, 31/01/2023

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Trà Ôn, trong năm 2022, diện tích vườn lâu năm trên 17.650ha, đạt 112,4% so kế hoạch, tăng trên 2.100ha so cùng kỳ năm 2021. Trong đó: cây ăn trái 15.220ha, cây công nghiệp lâu năm trên 2.400ha, bao gồm: cây cam sành trên 8.800ha (cam sành trên đất lúa trên 7.600ha, chiếm 86,76%).

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Trà Ôn, trong năm 2022, diện tích vườn lâu năm trên 17.650ha, đạt 112,4% so kế hoạch, tăng trên 2.100ha so cùng kỳ năm 2021. Trong đó: cây ăn trái 15.220ha, cây công nghiệp lâu năm trên 2.400ha, bao gồm: cây cam sành trên 8.800ha (cam sành trên đất lúa trên 7.600ha, chiếm 86,76%).

Ông Nguyễn Văn Tám - Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Trà Ôn cho biết: Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa quá nhanh so với quy hoạch (chủ yếu lúa sang cam sành). Người dân thực hiện chuyển đổi không đăng ký với UBND xã nên gặp khó khăn trong công tác quản lý, đồng thời công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại một số địa phương chưa thường xuyên và sâu rộng.

Năm 2023, phòng sẽ phối hợp tuyên truyền, khuyến cáo người dân phát triển các hệ thống canh tác phù hợp với phân vùng sản xuất tại địa phương; hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo đảm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là phát triển các loại màu có khả năng chịu hạn ở các xã khu vực mặn xâm nhập sớm và sâu: Tích Thiện, Lục Sĩ Thành và Phú Thành. Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm vườn cây ăn trái (nhất là cây có múi) ở các xã: Thới Hòa, Hựu Thành, Trà Côn, Thuận Thới, Vĩnh Xuân…

Đồng thời phát triển sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ tại các xã: Xuân Hiệp, Thiện Mỹ, Hòa Bình…

NGUYÊN KHANG

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh