Tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Vĩnh Long mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do dịch COVID-19 nhưng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Vĩnh Long đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, đạt kết quả quan trọng, khá toàn diện.
Diện mạo nông thôn đổi mới, đời sống người dân ngày càng nâng lên. |
Tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Vĩnh Long mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do dịch COVID-19 nhưng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Vĩnh Long đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, đạt kết quả quan trọng, khá toàn diện.
Là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, Thủ tướng lưu ý tỉnh cần phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết; tận dụng tối đa những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, đưa kinh tế - xã hội tỉnh phát triển.
Kinh tế - xã hội từng bước phục hồi và phát triển
Thủ tướng đánh giá, Vĩnh Long có nhiều tiềm năng, lợi thế với vị trí nằm ở trung tâm ĐBSCL, giao thông thuận tiện. Đất đai màu mỡ, nước ngọt quanh năm, thuận lợi phát triển nông nghiệp. Vĩnh Long cũng là tỉnh nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái ĐBSCL, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Kết cấu hạ tầng đã được đầu tư xây mới, nâng cấp với nhiều công trình quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo cảnh quan và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân.
Tỉnh Vĩnh Long cũng đã trình bộ, ngành thẩm định quy hoạch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đánh giá cao việc tỉnh Vĩnh Long sớm trình Trung ương thẩm định quy hoạch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ KH - ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây là cơ hội tốt để tỉnh sắp xếp lại không gian phát triển, tạo động lực, sức lan tỏa mới. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng gợi ý tỉnh cần đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ GT - VT Nguyễn Văn Thắng đánh giá, Vĩnh Long có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tình hình chung hiện nay của tỉnh và vùng ĐBSCL là vấn đề bảo quản, vận chuyển nông sản làm sao đảm bảo thuận tiện, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh. Do đó, tỉnh cần tập trung quy hoạch, đầu tư các trung tâm logistics, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế.
Tận dụng tiềm năng, cơ hội, lợi thế
Là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý tỉnh cần phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, đi lên từ bàn tay, khối óc, lợi thế thiên nhiên, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, không trông chờ, ỷ lại, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Trong quá trình phát triển phải luôn bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.
Hạ tầng giao thông tỉnh Vĩnh Long ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. |
Chủ tịch UBND tỉnh - Lữ Quang Ngời cho biết, hướng tới tỉnh sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tập trung cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Tăng cường xúc tiến đầu tư, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế. Phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tỉnh đề ra 21 chỉ tiêu chủ yếu để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong năm 2023. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 7%, GRDP bình quân đầu người đạt 68,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,41%, tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 93%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với các nhiệm vụ, giải pháp tỉnh đặt ra; đồng thời lưu ý tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển thị trường nông sản trong và ngoài nước. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, từng bước tạo ra nhiều sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường và tham gia trong chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, tỉnh cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Trong quá trình phát triển, tỉnh Vĩnh Long cần tận dụng tối đa những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Chú trọng phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trong công tác quy hoạch, tinh thần là quy hoạch phải xứng tầm với sự phát triển kinh tế, văn hóa và trình độ năng lực của tỉnh, phù hợp với xu thế, tư tưởng quy hoạch quốc gia; vừa phải khắc phục được những nhược điểm trước mắt, vừa phải mang tầm nhìn dài hạn; phát huy và khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, mở ra không gian phát triển mới. Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời Tình hình kinh tế năm 2022 của tỉnh phục hồi tích cực, GRDP ước tăng 8,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách cả năm ước vượt 3,14% dự toán, xuất khẩu tăng 38%. Tổng vốn đầu tư phát triển tăng 10,5%. Giải ngân vốn đầu tư công cả năm ước đạt trên 95%. Tỉnh hiện có 67/87 xã đạt chuẩn NTM, 21 xã đạt NTM nâng cao, 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng NTM, 14/20 phường, thị trấn đạt tiêu chí đô thị văn minh. Công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Công tác phát triển văn hóa được quan tâm thực hiện, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng cao, đào tạo nghề và giải quyết việc làm được thực hiện hiệu quả. Nổi bật là tỉnh đang thực hiện quy trình quy hoạch Bảo tàng Nông nghiệp văn hóa lúa nước ĐBSCL; bảo tồn, phát huy giá trị Di sản đương đại Mang Thít; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 64,6%, BVĐK tỉnh đã được công nhận là bệnh viện hạng I, tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 0,41% so với năm 2021. Công tác quân sự, quốc phòng địa phương được tăng cường, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được triển khai quyết liệt. |
Bài, ảnh: NGUYỄN THỊNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin