Theo Cục Trồng trọt, với các sản phẩm trái cây chủ lực như thanh long, xoài, mít, bưởi, cam, sầu riêng, nhãn, chôm chôm… cần rải vụ một cách linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế.
(VLO) Theo Cục Trồng trọt, với các sản phẩm trái cây chủ lực như thanh long, xoài, mít, bưởi, cam, sầu riêng, nhãn, chôm chôm… cần rải vụ một cách linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế.
Cùng với nắm sát sản lượng, chất lượng cây ăn trái, đẩy mạnh đánh giá cấp mã số vùng trồng, cần kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ cũng như tăng cường bảo quản, chế biến trái cây nhằm nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh.
Ước tính trong năm 2022 sản lượng trái cây tại khu vực ĐBSCL đạt hơn 4,1 triệu tấn và trong quý I/2023 có hơn 1 triệu tấn.
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Dự báo việc sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL thời gian tới sẽ còn nhiều khó khăn.
Cụ thể, yêu cầu chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường Trung Quốc có thể làm chậm tiến độ, gây ùn ứ tại cửa khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước.
Bên cạnh đó, tình hình lũ và xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng đến sản xuất một số vùng cây ăn trái chưa có đê bao khép kín.
TRÀ MY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin