Ban tổ chức Agritechnica Asia Live 2022 phối hợp Viện Lúa ĐBSCL vừa tổ chức buổi trình diễn các công nghệ cơ giới hóa trên đồng ruộng. Hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 tại TP Cần Thơ (ảnh).
(VLO) Ban tổ chức Agritechnica Asia Live 2022 phối hợp Viện Lúa ĐBSCL vừa tổ chức buổi trình diễn các công nghệ cơ giới hóa trên đồng ruộng. Hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 tại TP Cần Thơ (ảnh).
Buổi trình diễn đã giới thiệu các thiết bị cơ giới trong các khâu sản xuất nông nghiệp với những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên cánh đồng 22,5ha.
Theo đó, 7 doanh nghiệp đã trình diễn các thiết bị tiên tiến như: máy gặt đập liên hợp loại bồn chứa và vòi xả, dàn máy sạ cụm, máy xới ướt với dàn xới, máy bay không người lái trong nông nghiệp (drone)… Ưu điểm nổi bật của các thiết bị này là giúp giảm giống, qua đó giảm lượng phân, thuốc bảo vệ thực vật, tiết giảm công lao động, hạn chế được sâu bệnh trên đồng.
Từ đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất lúa gạo, giảm tác động môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng và tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa.
Tại sự kiện, các doanh nghiệp còn giới thiệu các giải pháp canh tác lúa thông minh giảm phát thải khí nhà kính, ứng dụng drone để phun phân bón hữu cơ vi sinh trong quá trình gieo sạ.
Viện Lúa ĐBSCL giới thiệu mô hình trình diễn cơ giới hóa trong canh tác lúa tiên tiến bao gồm ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ, cấy và các tiến bộ kỹ thuật đồng bộ trong canh tác lúa nhằm tiết kiệm giống, phân bón, công lao động, giúp cây lúa khỏe, phát triển tốt, ít sâu bệnh, hạn chế đổ ngã.
Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh trình diễn công nghệ san phẳng laser. Đây là công nghệ cơ giới hóa chính xác, giúp cho mặt ruộng bằng phẳng (không dốc và không chênh lệch).
Tin, ảnh: NGUYÊN KHANG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin