Tín dụng xanh tại khu vực ĐBSCL: Cơ hội, thách thức và xu hướng phát triển

02:08, 19/08/2022

Đó là chủ đề hội thảo khoa học cấp khu vực do trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh- phân hiệu Vĩnh Long phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- chi nhánh Vĩnh Long tổ chức ngày 19/8. (ẢNH)

Đó là chủ đề hội thảo khoa học cấp khu vực do trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh- phân hiệu Vĩnh Long phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- chi nhánh Vĩnh Long tổ chức ngày 19/8 (Ảnh).

Thạc sĩ Lý Nhật Trường- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- chi nhánh Vĩnh Long, đánh giá: ĐBSCL lại là nơi chịu tác động và gánh chịu hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, ô nhiễm nguồn nước,…

Phát triển xanh, tăng trưởng bền vững, giảm dần sử dụng các nguyên liệu hóa thạch và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong phát triển kinh tế đang là xu thế và hướng đi của nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam và ĐBSCL), để ứng phó có hiệu quả với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, tài chính xanh có thể giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu bằng cách tài trợ cho các dự án năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo, cũng như hỗ trợ phát triển các công trình xanh. Ngoài ra, ngân hàng xanh có thể giúp nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, đồng thời khuyến khích mọi người áp dụng các thực hành thân thiện với môi trường hơn.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề về tác động của tín dụng và tài chính xanh tại Việt Nam và ĐBSCL; giới thiệu tài chính xanh ở Việt Nam và ĐBSCL; thực trạng tín dụng xanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển tài chính xanh nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.

Tin, ảnh: THẢO LY

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh