Ngày 21/6/2022, tại TP Cần Thơ diễn ra hội nghị công bố quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời công bố quy hoạch vùng và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW; xúc tiến đầu tư cho vùng. Bốn vấn đề: "Tư duy mới- Tầm nhìn mới- Cơ hội mới- Giá trị mới" sẽ kỳ vọng rất lớn thúc đẩy vùng này phát triển nhanh và bền vững.
Ngày 21/6/2022, tại TP Cần Thơ diễn ra hội nghị công bố quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời công bố quy hoạch vùng và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW; xúc tiến đầu tư cho vùng. Bốn vấn đề: “Tư duy mới- Tầm nhìn mới- Cơ hội mới- Giá trị mới” sẽ kỳ vọng rất lớn thúc đẩy vùng này phát triển nhanh và bền vững.
Vùng ĐBSCL, theo nhận định của Trung ương là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước nên cần được phát huy cao hơn, tiềm năng, lợi thế nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu phát triển của vùng và cả nước trong thời kỳ mới.
“Tư duy mới” là sự chủ động kiến tạo phát triển vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, hài hòa, dựa trên ba trụ cột kinh tế- xã hội- môi trường; lấy con người là trung tâm, tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi; tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế của vùng; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển văn hóa- xã hội và hệ sinh thái tự nhiên.
“Tầm nhìn mới” với mục tiêu đến năm 2050, ĐBSCL trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước; là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư; các cộng đồng dân cư thịnh vượng và năng động; các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng được bảo tồn và phát triển…
“Cơ hội mới” cho vùng này là hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng với vùng Đông Nam Bộ, hệ thống cảng biển và các cửa khẩu quốc tế, hệ thống đường ven biển, phát triển một số trục kết nối đến các đầu mối vận tải lớn, các khu công nghiệp. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, trong đó chú trọng kết nối các trung tâm đầu mối với hành lang vận tải và hệ thống cảng chuyên dùng đường thủy nội địa.
“Giá trị mới” là việc phát triển vùng ĐBSCL trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch và nhà đầu tư. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phân bổ hợp lý và thích ứng với biến đổi khí hậu. Môi trường sống được tạo dựng bền vững, chất lượng sống của người dân được nâng lên gắn liền với bảo tồn tài nguyên và hệ sinh thái.
N. HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin