Đi cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và những thay đổi về kinh tế - xã hội trong 2 năm dịch bệnh, ngành logistics cũng xuất hiện những xu hướng tuy không quá mới nhưng ngày càng trở nên mạnh mẽ. Là chặng cuối (last mile) quan trọng trong chuỗi cung ứng, ngành chuyển phát nhanh (CPN) được tiếp cận vô số cơ hội để phát triển.
Đi cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và những thay đổi về kinh tế - xã hội trong 2 năm dịch bệnh, ngành logistics cũng xuất hiện những xu hướng tuy không quá mới nhưng ngày càng trở nên mạnh mẽ. Là chặng cuối (last mile) quan trọng trong chuỗi cung ứng, ngành chuyển phát nhanh (CPN) được tiếp cận vô số cơ hội để phát triển.
Nổi bật trong vài năm gần đây là sự phổ biến của khái niệm “một thế giới hai tốc độ” (two-speed world). Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng tăng trưởng không đồng đều giữa các nhóm quốc gia. Mức tiêu thụ tại các nền kinh tế đang phát triển tăng cao sẽ kéo theo sự cải thiện đáng kể của nền sản xuất. Nhờ đó, các mắt xích trong ngành logistics cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng số lượng hàng hóa vận chuyển.
Đô thị hóa cũng là một xu hướng tạo ra nhiều ảnh hưởng đến ngành chuyển phát nhanh. Tỉ lệ lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp quay lại làm việc ở Hồ Chí Minh đạt 96%, tương đương 1,9 triệu người. Điều này khiến các thành phố lớn ngày càng mở rộng và phát triển, từ đó tạo ra nhu cầu đa dạng hơn từ cư dân sinh sống.
Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử "bùng nổ" không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nông thôn. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông hiện tại đã kéo thêm một số trở ngại trong môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, nhận thức của người tiêu dùng được nâng cao và điều này lý giải vì sao xu hướng vận tải “xanh” được dự báo sẽ ngày càng phát triển tại Việt Nam. Các quy định, trở ngại cũng đặt lên vai các công ty logistics trọng trách tìm ra giải pháp để giảm tiêu thụ năng lượng và trở nên "xanh" hơn trong mắt người tiêu dùng.
Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng không thể khắc phục trong ngắn hạn, nên các đơn vị chuyển phát nhanh phải tìm cách rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn hàng. Tiêu biểu, J&T Express đã đẩy mạnh đầu tư vào xây dựng trung tâm trung chuyển nhằm đẩy nhanh tốc độ khi xử lý các đơn hàng.
Cùng với hệ thống 36 trung tâm trung chuyển hiện đại, mô hình nhượng quyền bưu cục chuyển phát nhanh cũng là một sáng kiến quan trọng để xử lý vấn đề tắc nghẽn cơ sở hạ tầng đã được J&T Express áp dụng.Việc nhân rộng hệ thống bưu cục ở nhiều điểm trên cả nước, giúp người gửi có thể thuận tiện đi đến các bưu cục ở gần nơi mình sinh sống nhất. Các shipper cũng vì thế tiết kiệm thời gian lấy hàng hơn trước.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin