Bài học khởi nghiệp thành công có dấu ấn riêng mỗi người nhưng kinh nghiệm rút ra được sau những "vấp ngã" lại có nhiều điểm chung. Hầu hết mọi người khởi nghiệp đều bắt nguồn từ đam mê nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ. Nếu chỉ có đam mê mà thiếu năng lực, kỹ năng thì khó lòng thành hiện thực.
Bài học khởi nghiệp thành công có dấu ấn riêng mỗi người nhưng kinh nghiệm rút ra được sau những “vấp ngã” lại có nhiều điểm chung. Hầu hết mọi người khởi nghiệp đều bắt nguồn từ đam mê nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ. Nếu chỉ có đam mê mà thiếu năng lực, kỹ năng thì khó lòng thành hiện thực.
Năng lực có được qua quá trình học tập, quan sát, học hỏi từ trong các lớp học chính thức- nhà trường và những lớp học tự thân ở “trường đời”. Quan sát, lắng nghe sau đó chọn lọc mà học hỏi. Người khởi nghiệp phải hiểu bản thân thiếu gì, cần gì để bổ sung kịp thời, phù hợp. Không chỉ có chuyên môn mà còn kiến thức marketing, làm kế hoạch, hoạch toán, kế toán.
Kỹ năng không dừng lại chung chung là kỹ năng sống mà bao gồm cái duyên ăn nói- kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,... kỹ năng hòa nhập, hiểu đám đông để có những “cánh tay nối dài”. Những người khởi nghiệp thành công thường có mối quan hệ rộng. Những mối quan hệ mà khi cần có thể “hỗ trợ lẫn nhau” cùng phát triển.
Hơn cả những người kinh doanh thông thường, những người khởi nghiệp phải không ngừng làm mới mình bằng những ý tưởng, sản phẩm mới phù hợp với xu hướng phát triển chung. Và vì xu hướng luôn thay đổi nên người khởi nghiệp cũng phải thay đổi.
Tận dụng các điều kiện, chính sách ưu tiên để đầu tư, phát triển nhưng không trông chờ, ỷ lại. Người khởi nghiệp phải chủ động và có tinh thần tự chủ, tự lập cao dám làm và sẵn sàng đứng lên khi “vấp ngã”.
VĨNH PHÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin