Đám tang đi trước lại thấy đô la, giấy bạc theo sau, rải đầy trên phố. Trên tờ tiền hẳn có ghi: ngân hàng địa phủ!
Đám tang đi trước lại thấy đô la, giấy bạc theo sau, rải đầy trên phố. Trên tờ tiền hẳn có ghi: ngân hàng địa phủ!
Ở thời đại 4.0 này mà nhiều người quan niệm sau khi qua đời, con người sẽ sang một thế giới khác và cũng có những nhu cầu giống như khi ở dương thế. Vì vậy, nhiều gia đình mua sắm, đốt vàng mã khi đưa tang hoặc nhân ngày giỗ, các dịp lễ quan trọng như rằm tháng bảy, Tết Nguyên đán… để người đã qua đời sử dụng ở cõi âm (!?)
Điều đáng bàn là quan niệm sai này đã ăn sâu bám rễ vào nếp nghĩ của nhiều người, qua nhiều thế hệ. Nhiều người không hiểu, không biết ngọn ngành của việc đốt vàng mã, thấy mọi người đốt thì đốt theo, lại còn đốt càng nhiều thì càng thể hiện sự quan tâm, thành kính của người còn sống với người cõi âm và được người cõi âm… phù hộ!
Khi đời sống kinh tế khấm khá hơn thì dường như người ta lại “chi mạnh” cho việc đốt vàng mã hơn. Vì thế đã không ít người lạm dụng, biến tướng và bị lợi dụng việc đốt vàng mã.
Đồ vàng mã không chỉ dừng lại ở ý nghĩa tượng trưng mà ngày càng vượt xa cả trí tưởng tượng của nhiều người với đủ thứ: từ máy tính xách tay, điện thoại di động, nhà lầu, xe hơi,… số tiền để chi cho việc đốt vàng mã không chỉ dừng lại ở tiền chục, tiền trăm mà lên đến tiền triệu rất lãng phí.
Bên cạnh đó không thể không nhắc đến những tác hại kèm theo của việc đốt vàng mã như: dễ gây mất an toàn cháy nổ, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe con người.
Giá như số tiền từ việc đốt vàng mã hàng năm chi ra được đầu tư cho những việc làm có ích hơn thì có lẽ người trần mắt thịt sẽ nhìn thấy ngay nụ cười hạnh phúc chứ không phải trôi theo khói bụi rồi hy vọng, chờ đợi kết quả mơ hồ, xa lắc và khó thành hiện thực.
THÀNH LONG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin