Ai ăn cá linh non?

01:08, 25/08/2017

Đầu tuần này, lãnh đạo tỉnh An Giang xác nhận thông tin với báo chí đã cho người dân khai thác cá linh, do cá đã đủ lớn và con nước từ thượng nguồn đổ về sông Cửu Long đang lên nhanh.

Đầu tuần này, lãnh đạo tỉnh An Giang xác nhận thông tin với báo chí đã cho người dân khai thác cá linh, do cá đã đủ lớn và con nước từ thượng nguồn đổ về sông Cửu Long đang lên nhanh.

Như vậy, tỉnh An Giang cho phép người dân bắt cá linh sớm hơn nửa tháng so với kế hoạch, sau thời gian quản lý nghiêm việc đánh bắt loài cá này trên sông, rạch từ đầu mùa nước nổi năm nay.

Đây là động thái tích cực của chính quyền địa phương trong việc khai thác và bảo tồn nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang ngày càng ít đi, nhận được rất nhiều đồng thuận trong dân.

Cá linh được xem là món đặc sản. Trong “menu” của người miền Tây, có rất nhiều món ngon chế biến từ cá linh và chỉ có “cá linh non đầu mùa nước nổi mới ngon nhất”.

Chính vì tin như vậy, nên nhiều thực khách biết ăn cũng có, mà “ăn cho biết” cũng có, nên “săn lùng” cá linh non bằng được.

Có cầu thì sẽ có cung, trong khi chính quyền địa phương cấm bắt cá linh non và cá lòng ròng, nhưng các thương lái, nhà hàng vẫn mua với giá rất cao để đáp ứng nhu cầu cho thực khách “tìm món lạ”, hỏi làm sao người ta không “lén” bắt cá non?

Trong khi thực tế, nhiều người dân ở đầu nguồn cho biết họ không ăn cá linh non, vì có nhiều loài cá lớn khác ăn ngon hơn.

Hơn nữa, cá linh non nếu không bán cho các nhà hàng, khách có tiền thì cũng cùng một giuộc với cá tạp- cá phân làm thức ăn cá lóc nuôi vèo, giá chỉ 3.000 đ/kg. Vì vậy, nhiều người đợi cá “móc hầu”- lớn bằng ngón tay mới đánh bắt, giá cao hơn gấp 10 lần.

Không chỉ cá linh non, mà rất nhiều đặc sản miền Tây cũng đang bị khai thác kiểu tận diệt. Đã đến lúc cần đánh động ý thức cộng đồng “ăn có trách nhiệm hơn”, bởi những người “ăn cá non” cũng đang gián tiếp đưa nguồn lợi thủy sản vào cửa tử.

Bido2_40.com 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh