Shipper là từ để chỉ những người giao hàng trong nội thành. Nghề này không đòi hỏi nhiều, chỉ cần chăm chỉ, biết đường, công việc cũng khá đơn giản: chỉ việc lấy hàng và đi giao cho khách, sau đó đã có tiền ngay.
Shipper là từ để chỉ những người giao hàng trong nội thành. Nghề này không đòi hỏi nhiều, chỉ cần chăm chỉ, biết đường, công việc cũng khá đơn giản: chỉ việc lấy hàng và đi giao cho khách, sau đó đã có tiền ngay.
Song nghề này cũng lắm nhọc nhằn, cười ra nước mắt nếu chẳng may shipper bị khách hàng cho “leo cây”, ôm sô...
Nghề shipper đem thu nhập khá cho nhiều người. |
Chữ tín hàng đầu
Trong “thời đại internet”, chỉ cần ngồi nhà bấm phím máy tính là có thể đặt mua được nhiều món hàng mình yêu thích. Từ đây, phát sinh một nghề mới. Ðó là nghề “ship” hàng.
Theo nhiều người có kinh nghiệm giao hàng lâu năm cho biết, nghề giao hàng đòi hỏi về thời gian, về giá cả, phương tiện giao hàng… T
rong đó, chữ tín về thời gian luôn là vấn đề thiết yếu và cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các nơi bán- giao hàng. Khách hàng chỉ thích lựa chọn những nơi bán có giao hàng nhanh chóng gọn lẹ.
Do đó, đòi hỏi shipper phải biết chính xác địa chỉ cần đến giao, ước lượng thời gian di chuyển đến nơi là bao lâu, tính luôn thời gian dự trù đợi khách… để kịp giao hàng.
Trong một chuyến giao có nhiều đơn hàng, shipper phải nhanh trí sắp xếp, lựa chọn những nơi gần để đi giao trước, hoặc chọn những đơn hàng trên cùng một hướng đường để thuận thiện đi giao để vừa có thể tiết kiệm xăng lẫn thời gian.
Theo đó, nghề này thường phù hợp với những bạn trẻ, sinh viên còn rảnh rỗi thời gian tìm nghề tay trái để có thêm thu nhập. Như bạn Tuấn Anh- sinh viên Trường ĐH Xây dựng Miền Tây cho biết sau giờ học là bắt đầu nhận đơn hàng đi ship.
Giá mỗi lần giao hàng từ 10.000- 30.000đ, tùy theo xa hay gần. Một tuần ship được 3- 4 lần, thu nhập cũng kha khá.
“Em thích đi đây đó nên làm nghề này cũng có nhiều điều thú vị, biết thêm nhiều nơi, ngõ ngách trong thành phố, lại có thêm thu nhập”- Tuấn Anh nói.
Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí, nhiều người vừa bán hàng vừa ship hàng hoặc nhờ anh, chị, em ship dùm. Như chị Ánh Xuân- bán bánh online ở TP Vĩnh Long- cho hay: “Tôi ở nhà làm bánh, còn chồng tôi thì có nhiệm vụ đi giao, có ngày đơn hàng nhiều quá thì mới tìm thêm người ship phụ”.
Cũng có kinh nghiệm ship hàng hơn một năm, Huỳnh Thy (Phường 8- TP Vĩnh Long) chia sẻ: “Nếu khéo léo trong cách sắp xếp đơn hàng, có mối giao hàng của nhiều shop online ở các tuyến đường khác nhau, mỗi tháng, một người giao hàng (shipper) có thể bỏ túi vài triệu đồng.
Nếu nhiệt tình, nói năng dễ nghe, hòa đồng với khách, nhiều người còn cho thêm 5.000- 10.000đ, vậy cũng vui lắm rồi”.
Cần khéo léo, biết xử lý
Tuy nhiên, nghề này cũng không hề “dễ ăn” như nhiều người nghĩ. Bởi, nếu thuận lợi thì không nói gì, còn nếu chẳng may gặp khách hàng khó tính, trời mưa, đường ngập thì shipper cũng lãnh đủ, có khi phải ôm hàng.
Bạn Tuấn Anh chia sẻ: “Đường láng, trời nắng thì đi nhiều được chứ mấy lần đi không biết đường rồi lần mò tìm từng con hẻm, giữa trời nắng chang chang, lấy có 10.000đ tiền ship mà tốn gần một tiếng tìm nhà, không đủ tiền xăng nữa.
Có bữa trời mưa, điện thoại trước cho khách chỉ đường mà gần đến nơi điện thoại hoài mà khách không nghe, hàng thì bị ướt mưa nữa.
Cũng may là về trình bày với chủ shop thông cảm chứ không thôi cũng không biết lấy tiền đâu đền tiền hàng mấy trăm ngàn đồng”.
Tương tự, Huỳnh Thy cũng chia sẻ: “Khách hàng chọn mua online nên mình chỉ có nhiệm vụ giao hàng, vậy mà khi nhận được hàng khách không vừa ý, không chịu thanh toán tiền mà shop cũng không chịu nhận lại.
Mình ở giữa, không biết làm sao, ráng năn nỉ chị chủ hàng, lần đó không lấy tiền ship được mà còn tốn công tốn sức, tốn cả tiền điện thoại”.
Vừa bán vừa giao hàng, anh Lâm Văn Thịnh- chủ tiệm bán thức ăn online (Phường 1- TP Vĩnh Long) than thở: “Ý là sáng trước khi giao hàng điện thoại hẹn đàng hoàng, đến nơi thì tắt máy, hoặc hẹn chờ 10- 20 phút, vậy mà có khi gần 1 tiếng không thấy đâu.
Giao thức ăn nóng giòn mà đợi riết đến trưa, mấy chỗ khác đợi lâu thức ăn không ngon là khách hàng chê, phàn nàn, thậm chí không chịu lấy vì mình trễ hẹn”.
Nhiều người nói, nghề “shipper” là nghề kiếm bạc cắc, nhưng nếu khéo léo tính toán, biết cách chọn tuyến đường, di chuyển nhanh sao cho giao được nhiều đơn nhất, nghề này có thể đem đến thu nhập khá cho nhiều người, nhất là trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, ngày càng có nhiều người chuộng phương thức mua hàng online và nhận hàng tại nhà hơn.
Song nghề này cũng không ít rủi ro, dễ dính “bẫy” nhất là đối với những người mới vào nghề, có thể dễ bị ôm sô, “bom” hàng (không nhận hàng), leo cây...
Do đó, nếu đến giao hàng, “shipper” nên gọi điện trước để khách có thời gian chuẩn bị và để giao được hàng thuận tiện hơn.
Trong trường hợp khách không nghe máy, hãy để lại tin nhắn cho khách hoặc gọi về cho chủ shop nhờ nhắn tin giùm qua face của khách. Khi gọi điện hẹn trước, nên để khung thời gian chứ không nên hẹn chính xác, lỡ trễ khách hàng chờ thì sẽ mất lòng tin.
Bài, ảnh: THẢO NGUYÊN
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin