Cả con hẻm nhỏ ngày thường vắng hoe nhưng gần tết bỗng trở nên "tưng bừng hoa lá" hẳn. Bởi cô Bảy, chị Ba, anh Tư… trong khu phố đều tranh thủ sáng sớm, chiều tối hay thứ bảy, chủ nhựt để dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa.
Cả con hẻm nhỏ ngày thường vắng hoe nhưng gần tết bỗng trở nên “tưng bừng hoa lá” hẳn. Bởi cô Bảy, chị Ba, anh Tư… trong khu phố đều tranh thủ sáng sớm, chiều tối hay thứ bảy, chủ nhựt để dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa.
Nhà nào cũng giặt màn, giặt drap phơi giăng giăng. Có người lại khuân về vô số chậu nhỏ chậu to, nào hoa với kiểng, ngắm nghía, chưng bày.
Cô Bảy nói gọn: Một năm đón tết một lần, lo dọn dẹp trang hoàng không chỉ để vui nhà vui cửa mà còn là đợt “tổng vệ sinh” cần thiết cho môi trường sống được tốt hơn.
Còn anh Tư thì ra dáng “triết lý” với mấy gốc kiểng: tôi trang trí hoa kiểng không chỉ đẹp nhà mà còn cho đẹp phố. Nếu mỗi nhà chăm chút, sửa soạn trong ngoài một chút thì cũng là chung tay xây dựng khu phố văn minh đó.
Chị Ba nãy giờ không nói gì, lại lúi húi chạy đi qua hàng xóm mượn in dùm mấy “câu thơ” tự làm: “cám ơn những người đổ rác đúng chỗ, xấu hổ cho những người đổ rác…tùm lum” rồi đem đi dán lên mấy gốc cây tuốt phía khuất khuất, thường bị vài ba nhà thiếu ý thức, đem rác đổ… tùm lum.
Chị Ba nói, mọi người cùng giữ vệ sinh thì hẻm nhỏ mới sạch đẹp được, tết nhứt tới nơi rồi.
Có thể nói ngày tết đến, bao giờ ở đô thị cũng là nơi “tết nhất” với đèn màu chớp tắt, phố xá lung linh, người xe từ khắp nơi đổ về mua sắm, vui chơi ken nhau như nước… nhưng đồng thời cũng là nơi dễ mất vệ sinh và “sản xuất” ra rác rưởi nhiều nhất.
Vì vậy, nếu mỗi người, mỗi nhà đều tự dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, lối đi và trang hoàng sạch đẹp thì không chỉ nhà vui mà phố cũng đẹp thêm, góp phần xây dựng đô thị văn minh, sáng- xanh- sạch- đẹp đón cái Tết cổ truyền.
NGUYÊN CHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin