Nợ xấu- “nút thắt” tiếp cận vốn

04:10, 03/10/2014

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình lần đầu tiên thừa nhận số nợ xấu ước đến 500.000 tỷ đồng, tại phiên chất vấn về nợ xấu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 29/9 vừa qua.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình lần đầu tiên thừa nhận số nợ xấu ước đến 500.000 tỷ đồng, tại phiên chất vấn về nợ xấu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 29/9 vừa qua.

Số nợ xấu đã được xử lý đến nay là 240.000 tỷ đồng và khả năng xử lý nợ xấu còn lại, theo Thống đốc, đến hết tháng 7/2014 số trích lập (dự phòng rủi ro) đã đến 78.000 tỷ đồng và cuối năm nay tiếp tục tăng để xử lý nợ xấu.

Tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu này giá trị cũng cao gấp hai lần các khoản nợ xấu. Tuy thừa nhận năng lực của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) là hạn chế, nhưng Thống đốc cho biết có nước sử dụng đến 60% GDP, hay ít nhất cũng 7-8% ngân sách để xử lý nợ xấu, còn Việt Nam không dùng chút ngân sách nào để xử lý nợ xấu. Vì thế, mô hình VAMC là có thể chấp nhận được.

Cũng theo Thống đốc, khó đưa mức lãi suất xuống 5% từ mức 6% (6 tháng) do lạm phát vẫn còn cao và chưa chắc chắn được kiểm soát.

Theo chuyên gia kinh tế, nợ xấu vẫn đang là nút thắt nghiêm trọng nhất của nền kinh tế khi nhiều doanh nghiệp phàn nàn vẫn không thể vay vốn được. Trong đó, có kể ra 2 nguyên nhân là tổng cầu yếu nên doanh nghiệp không biết vay tiền làm gì và không dám vay vì lãi suất cao dù có dự án tốt.

Tại Vĩnh Long, dù ngành ngân hàng đã triển khai kịp thời các chính sách tín dụng, tuy nhiên thống kê mới nhất cho thấy nợ xấu phát sinh vẫn cao hơn nợ xấu thu được.

Nợ xấu toàn tỉnh ước tính đến cuối tháng 9/2014 là 1.190 tỷ đồng, chiếm 7,88% trên tổng dư nợ, tăng 3 điểm % so với số đầu năm. Việc xử lý nợ xấu chưa như mong đợi được xác định do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, việc bán tài sản đảm bảo rất chậm; thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, khả năng phục hồi doanh nghiệp tồn đọng nợ còn chậm.

Bido2_40.com

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh