Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong năm 2014 dự báo tăng khoảng 10% so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong năm 2014 dự báo tăng khoảng 10% so với cùng kỳ.
Trong đó, thức ăn cho gia súc, gia cầm đạt khoảng 14 triệu tấn, tăng 700.000 tấn so năm trước do chăn nuôi phục hồi. Còn thức ăn cho nuôi tôm và cá tra dự báo cũng sẽ tăng mạnh, diện tích nuôi tăng.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2014, chăn nuôi heo tiếp tục tăng khoảng 1- 1,5% và gia cầm tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2013.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2014 đạt 4,95 tỷ đô la Mỹ, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ diện tích nuôi được mở rộng. Ví dụ, tại Vĩnh Long diện tích nuôi cá tra đạt 425ha, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2013; Đồng Tháp đạt 1.555ha, tăng 2,4%; Tiền Giang đạt 158ha, tăng 31,6%.
Trong khi diện tích nuôi tôm xuất khẩu ở một số tỉnh ĐBSCL đều tăng mạnh so với cùng kỳ. Dự báo sản lượng thức ăn công nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong năm tới do một số doanh nghiệp đầu tư mở rộng/xây dựng thêm nhà máy mới.
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, năm 2013 cả nước sản xuất được khoảng 17 triệu tấn thức ăn công nghiệp các loại.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý là tuy có khoảng 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm 25% số doanh nghiệp cả nước (200 doanh nghiệp) nhưng lại nắm giữ đến 65- 70% thị phần cả nước. Trong đó, CP Goup chiếm khoảng 15% thị phần, PROCONCO chiếm khoảng 10%.
Người chăn nuôi lo ngại khi doanh nghiệp FDI chiếm thị phần thức ăn chăn nuôi quá lớn có thể chi phối hoàn toàn giá cả. Trong khi doanh nghiệp trong nước lại tỏ ra đuối sức. Chẳng hạn tại Vĩnh Long, doanh nghiệp sản xuất thức ăn trong và ngoài tỉnh đã phải sang nhượng dự án, nhà xưởng cho các nhà đầu tư ngoại từ vài năm qua, do năng lực tài chính, quản trị yếu kém.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin