Liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản còn hạn chế

04:04, 25/04/2014

Để có đánh giá tổng quan việc sản xuất theo cánh đồng lớn, kịp thời tháo gỡ khó khăn trước khi tiếp tục nhân rộng mô hình, sáng 25/4/2014, tại Cần Thơ, BCĐ Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tổ chức hội thảo “Cánh đồng lớn” (ảnh).

Để có đánh giá tổng quan việc sản xuất theo cánh đồng lớn, kịp thời tháo gỡ khó khăn trước khi tiếp tục nhân rộng mô hình, sáng 25/4/2014, tại Cần Thơ, BCĐ Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tổ chức hội thảo “Cánh đồng lớn” (ảnh).

Theo Cục Trồng trọt, đến nay đã có 13 tỉnh ĐBSCL và Tây Ninh triển khai 144 mô hình cánh đồng lớn /70.000ha. Nông dân tham gia cánh đồng lớn lợi nhuận cao hơn từ 2,2- 7,5 triệu đồng/ha so ruộng ngoài mô hình. Ngoài ra, còn giảm chi phí khâu làm đất, tưới nước, gieo cấy, thúc đẩy cơ giới hóa… Một số mô hình đã liên kết được với doanh nghiệp tiêu thụ ổn định nông sản.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Ngọc- Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam cho rằng, sản xuất theo cánh đồng lớn sẽ giải quyết tốt 3 vấn đề: thị trường, thương hiệu, công nghệ và vốn sản xuất mà tự thân nông dân không thể làm được; đồng thời khắc phục được nhược điểm sản xuất quy mô nhỏ, bảo vệ môi trường, chuỗi giá trị ngành hàng được thực hiện một cách tối ưu.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh- Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, việc liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt tại một số mô hình chưa có hợp tác xã hoặc có nhưng hoạt động còn yếu. Vai trò của doanh nghiệp là rất lớn trong chuỗi giá trị nên cần được phát huy; đồng thời tiếp tục đầu tư hạ tầng đồng ruộng, công nghệ sau thu hoạch để làm cơ sở nhân rộng mô hình.

Tin, ảnh: T.PHƯỚC- H.MINH

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh