Việt Nam - Vị trí ngọt ngào nhất khu vực

10:04, 30/04/2012

Đây là nhận định của nhà báo Karim Rahemtulla trong bài báo viết về nền kinh tế Việt Nam những năm đổi mới sau chiến tranh, đăng trên tờ Daily Reckoning Australia số ra gần đây. Mở đầu bài viết, tác giả cho rằng với vị trí nằm gần biên giới nhộn nhịp Thái Lan, bên cạnh là đất nước đang phát triển Campuchia, Việt Nam đã trở thành một vị trí có nhiều ưu thế.

Đây là nhận định của nhà báo Karim Rahemtulla trong bài báo viết về nền kinh tế Việt Nam những năm đổi mới sau chiến tranh, đăng trên tờ Daily Reckoning Australia số ra gần đây. Mở đầu bài viết, tác giả cho rằng với vị trí nằm gần biên giới nhộn nhịp Thái Lan, bên cạnh là đất nước đang phát triển Campuchia, Việt Nam đã trở thành một vị trí có nhiều ưu thế. Thuận lợi của Việt Nam là đường bờ biển dài hơn 2.000km, đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi đến các nước láng giềng, người dân cần cù, chịu học hỏi.

Trong thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng từ 6% đến 7% mỗi năm. Sự tăng trưởng này đến từ xuất khẩu. Xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 60% GDP, dòng hàng hóa của nước này đang được tiêu thụ mạnh tại thị trường lớn là Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản và sau đó Trung Quốc. Tuy gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia đang phát triển trong khu vực nhưng tương lai cho đất nước xã hội chủ nghĩa này vẫn còn rất tươi sáng nếu có các chính sách điều chỉnh kinh tế và quan trọng là kiềm chế lạm phát đúng hướng.

Du khách nước ngoài tham quan TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG

Theo nhận định của Viện McKinsey Global trong bản báo cáo “Đưa kinh tế Việt Nam lên tầm cao hơn”, Việt Nam cần phải nỗ lực nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nếu muốn duy trì thành quả tăng trưởng vừa qua. Từng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, chỉ sau một phần tư thế kỷ, Việt Nam đã viết nên một trong những câu chuyện kinh tế thành công nhất tại châu Á. Kể từ khi chính sách đổi mới được đưa vào thực hiện năm 1986, Việt Nam đã phá bỏ nhiều rào cản thương mại và dòng vốn, phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Kết quả thăm dò do Bộ Thương mại và đầu tư Anh quốc cho thấy Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất trong những thị trường đang lên đối với đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chỉ sau 4 nước trong khối BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài trực tiếp đổ vào Việt Nam đã tăng từ 3,2 tỷ USD năm 2003 lên đến 71,7 tỷ USD vào năm 2008 trước khi bị giảm xuống 21,5 tỷ USD trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu 2009.

Tại Việt Nam, đa phần lượng đầu tư còn lại được chú trọng vào khai thác mỏ, dầu và khí đốt (40%) và bất động sản (15%-20%), phản ánh sức tăng trưởng nhanh chóng của ngành kỹ nghệ du lịch tại Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam cân bằng giữa sản xuất và dịch vụ, với mỗi lĩnh vực chiếm khoảng 40% GDP. Tăng trưởng của Việt Nam có nền tảng rộng hơn với những lợi thế cạnh tranh trên khắp khu vực kinh tế.

Trong 5 năm qua, sản lượng công nghiệp và lĩnh vực dịch vụ đã tăng trưởng ở mức 8% hàng năm. Việt Nam có rất nhiều sức mạnh tiềm ẩn, bên cạnh đó là sự ổn định chính trị. Nếu có một chính sách đúng đắn khi điều chỉnh tăng trưởng ở mức hợp lý, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia thịnh vượng.

Theo SGGPO

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh