Phát minh ốc tai nhân tạo giúp tăng hiệu suất trợ thính

Cập nhật, 18:37, Thứ Bảy, 03/06/2023 (GMT+7)

(VLO) Các nhà nghiên cứu ĐH Technische Universität Ilmenau, ĐH Kiel, ĐH Cork, Viện Công nghệ Karlsruher và Viện Công nghệ truyền thông kỹ thuật số Fraunhofer Ilmenau đã chế tạo một cảm biến vi cơ điện tử lấy cảm hứng từ ốc tai của con người có thể xử lý âm thanh và phát hiện các tín hiệu riêng lẻ trong môi trường ồn ào hiệu quả hơn so với micro hiện tại.

“Ý tưởng của nghiên cứu là tạo ra các tế bào lông nhân tạo, tương tự như các tế bào lông ở tai trong, chịu trách nhiệm phát hiện âm thanh ở tai người”, Claudia Lenk- tác giả chính, cho biết.

Lenk giải thích: “Các tế bào lông trong tai có thể được điều chỉnh, đặc biệt là mức tăng để phát hiện và do đó có thể điều chỉnh cách phát hiện từng âm thanh. Điều này rất quan trọng nếu chúng ta muốn tách biệt, ví dụ: giọng nói khỏi tín hiệu nền.

Trong trường hợp này, mức tăng sẽ cao đối với các âm thuộc tín hiệu giọng nói và thấp đối với tín hiệu nền. Theo cách này, nền và giọng nói có thể được tách ra dễ dàng hơn”.

MINH CHÂU (nguồn: TechXplore)