Hệ thống và vật liệu cấy ghép siêu mỏng giúp điều trị chấn thương tủy sống và bệnh Parkinson

Cập nhật, 15:56, Chủ Nhật, 14/08/2022 (GMT+7)

(VLO) Một công nghệ đột phá được phát triển bởi nhóm nghiên cứu ĐH Griffith và ĐH New South Wales (UNSW) Sydney.

Công trình do TS.Tuấn-Khoa Nguyễn, GS.Nam-Trung Nguyễn và TS.Hoàng-Phương Phan (hiện là giảng viên UNSW) sử dụng công nghệ cacbua silicon như một nền tảng mới cho các giao diện mô sinh học điện tử bền vững.

Vật liệu là một loại chất bán dẫn có đặc tính điện tử nằm giữa các vật liệu không dẫn điện như thủy tinh và vật liệu bán dẫn như silicon được sử dụng cho chip máy tính. Những đặc tính này cho phép các thiết bị làm bằng vật liệu này hoạt động ở các điều kiện khắc nghiệt như điện áp cao, nhiệt độ cao và môi trường ăn mòn.

“Thiết bị cấy ghép và vật liệu dẻo siêu mỏng có tiềm năng rất lớn để điều trị các bệnh mãn tính như bệnh Parkinson và chấn thương tủy sống. Hệ thống cũng cho phép chẩn đoán trực tiếp các rối loạn ở các cơ quan nội tạng và đưa ra các liệu pháp, phương pháp điều trị phù hợp”- TS.Tuấn- Khoa Nguyễn nói.

“Lần đầu tiên, nhóm của chúng tôi đã phát triển thành công một hệ thống điện tử có thể cấy ghép mạnh mẽ với thời gian dự kiến kéo dài vài thập kỷ. Hệ thống này bao gồm các nano cacbua silic làm bề mặt tiếp xúc và silic điôxít làm lớp bọc bảo vệ, cho thấy sự ổn định vô song và duy trì chức năng của nó trong nước thải sinh học”- GS.Nam- Trung Nguyễn cho biết.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Proceedings of the National Academy of Sciences)