Điện thoại không cần pin, lấy nguồn điện từ không khí

Cập nhật, 05:47, Chủ Nhật, 02/07/2017 (GMT+7)

Các nhà nghiên cứu vừa phát triển một điện thoại di động hút năng lượng xung quanh, cho phép nó hoạt động mà không cần pin.

Nguyên mẫu nổi bật này dựa trên một kỹ thuật được gọi là tán xạ ngược, trong đó thiết bị có thể phản xạ sóng vô tuyến để giao tiếp.

Tán xạ ngược truyền thông tin bằng cách phản chiếu, mã hóa âm thanh và dữ liệu trong các tín hiệu đã có trong môi trường, mà không ảnh hưởng đến việc phát sóng vô tuyến ban đầu.

Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng năng lượng cao của điện thoại di động, thiết bị này sử dụng khả năng tương tự (analog), chứ không phải là kỹ thuật số (digital) để giao tiếp. Trong khi một cuộc gọi từ điện thoại không có pin không thực hiện được, nó không hoạt động.

Đây là thiết bị mới nhất của nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Washington ở Seattle, những người trước đây đã phát triển một “áp phích quảng cáo ca nhạc” và một “hệ thống Wi-Fi thụ động” dựa trên công nghệ tán xạ ngược.

Nhà nghiên cứu Vamsi Talla cho biết: “Việc chuyển đổi lời nói con người từ anolog sang tín hiệu số phải tốn rất nhiều điện năng. Nếu thực hiện giao tiếp bằng công nghệ tương tự (analog) sẽ mang lại hiệu quả hơn về điện năng”.

Thiết kế này lấy cảm hứng từ một con bọ nghe lén được các điệp viên Liên Xô trong Chiến tranh lạnh sử dụng. Nó chỉ được kích hoạt bằng sóng vô tuyến ở tần số nhất định.

Điện thoại không dùng pin này sử dụng một số bộ phận từ xa để lưu trữ điện năng, trong trường hợp này là một phương pháp chuyển đổi sang mạng di động số tại trạm gốc thông qua Skype.

Tuy nhiên, điều này có nghĩa là nó có phạm vi chỉ 15m. Hiện nguyên mẫu còn ở dạng cơ bản: một màn hình LED rất nhỏ và độ cảm ứng thấp.

Các nhà nghiên cứu hy vọng kỹ thuật mới của họ có thể dẫn đến sự phát triển các thành phố thông minh, nơi từ trạm dừng xe buýt cho đến chiếc áo bạn mặc có thể cung cấp cho bạn các bản cập nhật tiện dụng.

Vikram Iyer- một nghiên cứu sinh của trường- cho biết: “Chúng tôi đã phát triển một phương thức truyền thông mới, có thể gửi thông tin bằng cách phản ánh những tín hiệu radio xung quanh có trong không khí, tiêu thụ điện năng gần bằng không”.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Mail Online/Science)