Cách nấu bánh chưng, bánh tét tốn ít củi

05:02, 04/02/2016

Nấu bánh chưng, bánh tét thông thường ta phải đun sôi liên tục 8- 10 giờ hoặc lâu hơn nữa, nên tốn rất nhiều củi, lại phải túc trực để điều chỉnh lửa và nước. Theo phương pháp mới, để nấu một nồi bánh chưng có dung lượng bằng thùng gánh nước, ta chỉ cần thời gian dưới 2 giờ, tiết kiệm được một lượng củi đáng kể.

Nấu bánh chưng, bánh tét thông thường ta phải đun sôi liên tục 8- 10 giờ hoặc lâu hơn nữa, nên tốn rất nhiều củi, lại phải túc trực để điều chỉnh lửa và nước. Theo phương pháp mới, để nấu một nồi bánh chưng có dung lượng bằng thùng gánh nước, ta chỉ cần thời gian dưới 2 giờ, tiết kiệm được một lượng củi đáng kể.

Nếp vo sạch, ngâm vào nước nóng theo công thức “ba sôi, hai lạnh” (giống như xử lý lúa giống) trong khoảng 2 giờ. Sau đó để nếp ráo nước, trước khi gói bánh.

Xếp bánh vào nồi, cho nước ngập bánh, đậy kín vung, đun sôi từ 5- 10 phút, rồi tắt bếp. Nếu nấu vào 6 giờ tối thì đến 6 giờ sáng hôm sau ta đun sôi lần thứ hai, trong khoảng 20 phút, rồi cho ra bánh. Theo cách này, bánh chín mềm đều, để được lâu. Muốn cho bánh chặt và đẹp, khi bánh gần nguội, ta để vào bàn phẳng, 

dùng ván lăn tròn vài lượt (bánh tét). Nếu là bánh chưng thì dùng vật nặng ép khoảng 3- 4 giờ.

Có thể giải thích hiện tượng này như sau: Khi nấu trong nước đến nhiệt độ l00oC thì tinh bột được thủy phân hoàn toàn, bánh “chín”. Như vậy, trừ trường hợp rang, để làm cho bánh chín thì yếu tố nước là quyết định, còn nhiệt độ được coi là điều kiện thúc đẩy làm cho bánh chín. Nếu đun nước sôi liên tục, nước sẽ thấm qua lớp lá bọc ngoài, nếp bên ngoài chín trước và nhanh, độ dẻo của nếp tạo thành vỏ ngăn cách, không cho nước tiếp tục thấm vào phần giữa bánh. Đó là lý do làm cho bánh chỉ mềm trong vài ba ngày, sau đó tinh bột tiếp tục nở ra, bánh sống trở lại. Hiện tượng bánh sống lại chính là do bánh thiếu nước, do nhiệt độ cao, bánh chín ép, tức là không đủ nước để tinh bột thủy phân hoàn toàn.

ĐOÀN NGUYỄN- st

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh