Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, ngày 15/6 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi). Đại biểu thống nhất cao với việc sửa đổi Luật Dầu khí nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, ngày 15/6 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi). Đại biểu thống nhất cao với việc sửa đổi Luật Dầu khí nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
Đóng góp thêm cho dự án luật, đại biểu đề nghị bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào các hoạt động dầu khí, nhất là ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Nhiều đại biểu cũng đã đề nghị Ban soạn thảo dự án luật làm rõ và bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí và cơ quan quản lý trong việc xây dựng, trình duyệt và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Đồng thời, đề nghị bổ sung một chương về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, vì dầu khí là tài nguyên quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng và góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.
TÂM NHƯ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin