Tầm soát sớm để phòng đột quỵ

01:12, 01/12/2023

Tại hội thảo "Cập nhật những tiến bộ trong quy trình điều trị cấp cứu đột quỵ" do Hội Đột quỵ TP Hồ Chí Minh, BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp tổ chức tại Cần Thơ, các chuyên gia khẳng định bệnh đột quỵ hoàn toàn có thể tầm soát và điều trị khỏi.

Tại hội thảo “Cập nhật những tiến bộ trong quy trình điều trị cấp cứu đột quỵ” do Hội Đột quỵ TP Hồ Chí Minh, BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp tổ chức tại Cần Thơ, các chuyên gia khẳng định bệnh đột quỵ hoàn toàn có thể tầm soát và điều trị khỏi.
 
Các bác sĩ BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long vừa cấp cứu thành công cho cụ bà 81 tuổi (Vĩnh Long) bị đột quỵ cấp.
Các bác sĩ BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long vừa cấp cứu thành công cho cụ bà 81 tuổi (Vĩnh Long) bị đột quỵ cấp.
Mỗi năm, Việt Nam trên 200.000 ca đột quỵ
 
Các bác sĩ BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long vừa cấp cứu thành công cho cụ bà 81 tuổi (ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) bị đột quỵ cấp.
 
Thông tin từ gia đình, bà N.T.T. đột nhiên cảm thấy chóng mặt, té xuống nền nhà, méo miệng kèm ói. Người nhà đưa bà đến BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long. Bệnh viện kích hoạt quy trình Code Stroke, chẩn đoán bệnh nhân (BN) bị đột quỵ nhồi máu não cấp giờ thứ 1 kể từ khi khởi phát. 
 
Sau hội chẩn, các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cho BN và sử dụng liều thấp thay vì liều tiêu chuẩn để hạn chế biến chứng xuất huyết trên BN lớn tuổi. BN bắt đầu được tiêm thuốc chỉ sau 15 phút từ khi đến khoa cấp cứu.
 
Sau tiêm thuốc 1 giờ, tay và chân bên phải của BN có thể vận động nâng lên khỏi giường, ý thức tỉnh táo, nói rõ hơn. BN được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực và chống độc để theo dõi tích cực.
 
BS.CK1 Lư Kim Bằng- Phó Trưởng Khoa Thần kinh- Đột quỵ, BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết, có 2 loại đột quỵ thường gặp là nhồi máu não (chiếm 70-80%) và xuất huyết não (15-20%). 
 
Với trường hợp nhồi máu não, phương pháp điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết là tối ưu, giúp làm tan cục máu đông, không cần phẫu thuật hay can thiệp. Người bệnh sau điều trị hồi phục nhanh và giảm nguy cơ yếu liệt.
 
Song, phương pháp này chỉ có tác dụng tối đa cho BN trong 4, 5 giờ đầu kể từ khi có triệu chứng khởi phát. Nếu BN bị tắc nghẽn ở mạch máu lớn, phương pháp can thiệp nội mạch lấy cục máu đông sẽ được áp dụng với hệ thống DSA. Bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí mạch máu não bị tắc, tiếp cận và lấy cục máu đông cho BN.
 
Tại BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long, cấp cứu đột quỵ là sự phối hợp của nhiều chuyên khoa. Ngay khi tiếp nhận BN có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, Code Stroke (quy trình cấp cứu người bệnh đột quỵ cấp) sẽ được kích hoạt thông qua hệ thống phát thanh toàn viện và ngay lập tức đội Code Stroke sẽ có mặt tại hiện trường trong trước 3 phút.
 
Đội Code Stroke có 5 thành viên, là các bác sĩ được đào tạo theo các chuyên khoa sâu chuyên biệt nhằm đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị cho người bệnh đột quỵ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất, đảm bảo “giờ vàng” trong cấp cứu đột quỵ là trước 60 phút từ khi người bệnh được nhập khoa cấp cứu.
 
Nhiều tiến bộ trong điều trị cấp cứu đột quỵ
 
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng- Chủ tịch Hội Đột quỵ TP Hồ Chí Minh, Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á có tần suất đột quỵ cao nhất trên bản đồ đột quỵ thế giới, trung bình khoảng 200.000 ca đột quỵ mỗi năm. Và khoảng 20% trong số này tử vong do phát hiện trễ, điều trị muộn, xử lý không đúng quy trình. Các biểu hiện méo miệng, xệ mặt, nói khó, yếu tay, đi lệch, nhìn kém… là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể xảy ra. Mọi người phải hết sức đề phòng.
 
Áp lực cuộc sống, chế độ ăn uống không khoa học, thiếu vận động và hút thuốc lá, lạm dụng các chất kích thích là một vài trong nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ người dưới 45 tuổi bị đột quỵ gia tăng. BS Nguyễn Huy Thắng cho biết độ tuổi càng lớn thì thường càng dễ bị đột quỵ. Thông thường sẽ rơi vào độ tuổi 55-65.
 
“Trên 90% các trường hợp bị đột quỵ đều có nguyên nhân. Trong đó, đa số các trường hợp BN không biết mắc các bệnh mãn tính trước đó như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid,…
 
Song, mọi người không nên quá lo lắng vì quan niệm “đột quỵ đồng nghĩa với tử vong” đã không còn đúng nữa. Tỷ lệ tầm soát đột quỵ tránh nguy cơ tử vong hiện đạt xấp xỉ 70%, tỷ lệ can thiệp thành công cho BN bị đột quỵ đạt 50%.
 
“Đột quỵ luôn xuất phát từ các nguy cơ, được cảnh báo bởi các tín hiệu. Chỉ cần tránh các nhóm nguy cơ và phát hiện sớm các dấu hiệu sẽ giảm thiểu đột quỵ cũng như tránh được tử vong. Mọi người cần được trang bị kiến thức để nhận diện các dấu hiệu đột quỵ sớm và hỗ trợ BN sơ cứu, chuyển đến cơ sở y tế có điều trị đột quỵ trong khung “thời gian vàng”- BS Huy Thắng  khuyến cáo.
 
Ngoài ra, người dân cần xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, không hút thuốc lá, trong đó chú trọng đến thực đơn ăn uống, chế độ vận động hợp lý tùy theo độ tuổi và sức khỏe mỗi cá nhân. Tuân thủ nguyên tắc tầm soát bệnh nói chung, tầm soát đột quỵ nói riêng 6 tháng/lần. Điều này giúp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ bị đột quỵ.
“Với đột quỵ, mỗi giây đều quý, mỗi 15 phút điều trị sớm sẽ giúp người bệnh giảm 4% tử vong và tăng 4% cơ hội sống sót sau đột quỵ. Vì vậy để việc kiểm soát đột quỵ hiệu quả và kinh tế, vấn đề thời gian là yếu tố tiên quyết, đảm bảo cấp cứu và xử trí đột quỵ trong “giờ vàng”. Do đó khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ đột quỵ nên đưa đến ngay trung tâm đột quỵ chuyên sâu gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời”- TS.BS Nguyễn Phi Hùng- Giám đốc Y khoa, BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long khuyến cáo.
Bài, ảnh: THÚY QUYÊN
 
Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh