Tôi 53 tuổi, được bác sĩ chẩn đoán bị loãng xương. Tôi rất lo lắng và muốn biết ai có nguy cơ mắc bệnh loãng xương?
Tôi 53 tuổi, được bác sĩ chẩn đoán bị loãng xương. Tôi rất lo lắng và muốn biết ai có nguy cơ mắc bệnh loãng xương?
Nguyễn Thị Lan Hương
(xã Tân Hưng, huyện Bình Tân)
Trả lời:
Bệnh loãng xương hay còn gọi giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ xương ngày càng giảm khiến xương giòn hơn, dễ bị gãy dù chỉ với một chấn thương nhẹ.
Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: tiền sử cá nhân gãy xương (xương đòn, cánh tay, cổ tay, xương sống, hông, đùi, cẳng chân…). Người mất trí nhớ, cao tuổi, nếu gia đình có mẹ và chị gái bị loãng xương thì những người con khác cũng có nguy cơ cao bị loãng xương.
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: hút thuốc lá, nghiện rượu bia. Những người có thể chất thấp bé, nhẹ cân, gầy sút nhanh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao. Các tình trạng gây giảm hormone sinh dục, mãn kinh, cắt buồng trứng, mất kinh kéo dài, không sinh đẻ… Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, thiếu canxi, vitamin D, C…, sử dụng corticoids.
Các bệnh lý: cường cận giáp, tuyến giáp, đái tháo đường phụ thuộc insulin, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, biến dạng cột sống. Hội chứng cushing, đau tủy xương. Bệnh dạ dày ruột gây rối loạn hấp thu, chán ăn, bệnh lý gan, mật, suy thận, tăng cali máu, suy tủy, ung thư, thiếu máu huyết tán, bệnh hemoglobin. Sử dụng các loại thuốc như corticoid, heparin,… điều trị tuyến giáp quá liều, thuốc hóa trị liệu, tia xạ, thuốc chống động kinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương.
BS PHAN GIA HOÀNG
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Long)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin