Theo BS.CK2 Lê Thị Thu Trang- Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BVĐK Vĩnh Long, những tháng đầu năm 2023, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng đường ruột liên quan ăn uống.
Bệnh nhân bị bệnh rối loạn tiêu hóa điều trị tại Khoa Truyền nhiễm BVĐK Vĩnh Long. |
Theo BS.CK2 Lê Thị Thu Trang- Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BVĐK Vĩnh Long, những tháng đầu năm 2023, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng đường ruột liên quan ăn uống.
Đa số bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt, ớn lạnh hoặc có dấu hiệu mất nước từ nhẹ đến nặng và được cấp cứu, điều trị kịp thời. Các triệu chứng có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn các thực phẩm bị ô nhiễm, hoặc có thể bắt đầu ngày sau đó.
Theo các chuyên gia y tế, khi ngộ độc xảy ra cần ngưng ăn, thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc. Nếu người bệnh tỉnh táo nhanh chóng gây nôn để loại bỏ hết thức ăn độc ra ngoài. Lưu ý không sử dụng thuốc chống nôn, không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Bên cạnh đó, cần nghỉ ngơi, uống nước muối đường hay oresol đúng cách, theo nhu cầu cơ thể. Nếu triệu chứng không cải thiện cần đến cơ sở y tế gần nhất, để theo dõi và điều trị. Ngoài ra, trong thời gian này nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin.
“Để phòng tránh ngộ độc thức ăn, người dân nên mua thực phẩm sạch đã kiểm dịch. Không chọn rau củ giập, thịt, hải sản có mùi khác lạ. Khi chế biến cần phải sạch sẽ, tránh cất giữ thực phẩm sống và chín gần nhau. Cùng với đó, bảo quản thực phẩm đúng cách, không để thực phẩm đã chế biến ở nhiệt độ phòng quá lâu. Ngoài ra, tránh ăn ở những nơi thức ăn không được che đậy, vì đây là những nơi vi trùng dễ phát triển”- BS Thu Trang khuyến cáo.
Tin, ảnh: THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin