Đây là chủ đề của Ngày thế giới phòng chống bệnh dại 28/9. Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn hoặc vết xước, thường là qua nước bọt. Một khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện, bệnh dại hầu như tử vong 100%. Có đến 99% trường hợp, chó nhà là nguyên nhân truyền vi rút dại cho người.
Đây là chủ đề của Ngày thế giới phòng chống bệnh dại 28/9. Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn hoặc vết xước, thường là qua nước bọt. Một khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện, bệnh dại hầu như tử vong 100%. Có đến 99% trường hợp, chó nhà là nguyên nhân truyền vi rút dại cho người.
Tại Việt Nam, từ năm 2010 đến tháng 9/2022 có 106 người tử vong vì bệnh dại (trung bình 82 người/năm). Riêng từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 40 người tử vong do bệnh dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 2 ca tử vong so với cùng kỳ năm 2021). Hàng năm, có khoảng 500.000 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng, gây thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh dại chủ yếu do chó cắn. Khi bị chó, mèo cắn, cần đến ngay các cơ sở y tế để khám, tư vấn, tiêm vắc xin, huyết thanh phòng bệnh dại đầy đủ, đúng lịch. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm các hành vi, phương pháp phản khoa học trong vấn đề chữa trị bệnh dại. Song song đó, cần đẩy mạnh tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nuôi, hướng tới mục tiêu không còn người chết vì bệnh dại vào năm 2030.
MAI ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin