Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, một trong những thách thức đặt ra đối với ngành y tế đó là làm sao không để gián đoạn việc quản lý và điều trị bệnh nhân mắc các bệnh lý không lây nhiễm.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, một trong những thách thức đặt ra đối với ngành y tế đó là làm sao không để gián đoạn việc quản lý và điều trị bệnh nhân mắc các bệnh lý không lây nhiễm.
Một trong những thách thức đặt ra đối với ngành y tế là làm sao để không gián đoạn trong quản lý và điều trị các bệnh nhân có bệnh lý không lây nhiễm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như hiện nay. Ảnh: VGP/Hiền Minh |
Tại Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021 với chủ đề “Đại dịch COVID-19 và phòng chống các bệnh không lây nhiễm: Hô hấp, Tim mạch, Ung thư, Đái tháo đường, Tâm thần và bệnh hiếm” do Tổng Hội Y học Việt Nam và Tiểu ban Dược phẩm thuộc Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tổ chức, các đại biểu chia sẻ, sau gần hai năm ứng phó với đại dịch COVID-19, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác phòng chống dịch.
Đến nay, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc nhưng số ca nhiễm mới trong cộng đồng tại một số tỉnh, thành phố vẫn còn tăng cao, đồng thời vẫn ghi nhận các ca mắc COVID-19 nặng. Các ca bệnh này chủ yếu là những người mắc các bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường…
Các chuyên gia cảnh báo, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường khi có nhiều biến chủng mới xuất hiện.
Vì vậy, việc chia sẻ kinh nghiệm cũng như những sáng kiến trong phòng chống đại dịch COVID-19 nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung là một trong những hoạt động cần thiết hơn bao giờ hết.
Đây cũng là một thách thức đặt ra đối với ngành y tế, làm sao để không gián đoạn trong quản lý và điều trị các bệnh nhân có bệnh lý không lây nhiễm trong bối cảnh dịch đại dịch COVID-19 như hiện nay.
Tại hội nghị, TS.BS Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc BV Nội tiết Trung ương chia sẻ, không chỉ ở Việt Nam, mà trên thế giới, một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong cao là những bệnh nhân này có mắc các bệnh lý nền, mà bệnh nền chủ yếu là tim mạch, đái tháo đường.
Ở nước ta, trong đợt dịch bùng phát tại Đà Nẵng cũng như đợt dịch thứ 4 vừa rồi, tỉ lệ người mắc COVID-19 có bệnh nền tử vong cao. Vì đây là nhóm người có sức đề kháng kém, nếu không kiểm soát tốt bệnh nền thì khi mắc COVID-19, nguy cơ tử vong rất cao.
Theo TS.BS Phan Hướng Dương, thực tế qua những đợt điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 vừa rồi, chúng ta đã rút ra được bài học, phải có phối hợp chuyên khoa trong vấn đề điều trị bệnh nhân COVID-19.
Cụ thể, đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường và tim mạch thì chắc chắn phải kiểm soát được bệnh nền. Vấn đề về tim mạch phải ổn định thì mới điều trị bệnh COVID-19. Nếu chỉ tập trung điều trị hô hấp mà không kiểm soát đường huyết, huyết áp thì chắc chắn các biến chứng về tim mạch sẽ gia tăng, từ đó nguy cơ tử vong sẽ cao hơn.
Khi bệnh nhân mắc đái tháo đường, tim mạch mắc COVID-19, cần phải chia bệnh nhân ở nhiều cấp độ khác nhau. Đối với người bệnh mắc COVID-19 giai đoạn đầu, nhẹ, chưa có triệu chứng thì việc quan trọng đầu tiên là phải kiểm soát tốt bệnh nền.
Hiện nay, những bệnh nhân này (F0 không triệu chứng) đang điều trị tại nhà. Trong điều kiện người bệnh không thể tiếp xúc với các bác sĩ chuyên khoa về đái tháo đường hay tim mạch thì bệnh nhân hoàn toàn có thể gọi điện để các bác sĩ điều trị tư vấn hoặc thông qua các trung tâm khám chữa bệnh từ xa tại các cơ sở y tế trên cả nước.
Bên cạnh đó, khi người có bệnh nền mắc COVID-19, đơn thuốc và phương pháp điều trị hằng ngày chắc chắn cũng phải có sự phối hợp của các bác sĩ chuyên khoa. Khi bệnh nhân vào bệnh viện, ngoài điều trị triệu chứng của bệnh COVID-19, thì vẫn phải kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về tim mạch, đường huyết, huyết áp. Vì nếu đường huyết tăng cao thì biến chứng ở những bệnh nhân này cũng sẽ gia tăng.
Hiện Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã có chỉ đạo đối với các bệnh viện tuyến Trung ương, cho phép người bệnh hoàn toàn có thể khám được ở các cơ sở y tế nơi họ cư trú, được phép lĩnh thuốc từ 2-3 tháng, đặc biệt, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam cũng đã cho phép những người ở vùng dịch bị phong tỏa, giãn cách (bao gồm cả người chưa mắc COVID-19) được phép nhận thuốc từ 2-3 tháng, có thể ủy quyền cho người thân lấy thuốc khi có xác nhận của địa phương. Từ đó, các bệnh viện sẽ cấp thuốc cho người bệnh nhằm bảo đảm duy trì quản lý bệnh nền.
Cũng tại hội nghị, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, ngành y tế cần có những giải pháp, sáng kiến nhằm chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với các thách thức y tế trong dài hạn, mà trong đó ngành dược phẩm phát minh (ngành nghề đầu tư cao nhất vào nghiên cứu và phát triển) đóng vai trò rất quan trọng.
Thực tế trong 2 năm vừa qua, ngành dược phẩm phát minh với các lợi thế về nghiên cứu khoa học cũng đã tìm các giải pháp quan trọng đối phó đại dịch này trong thời gian ngắn nhất chưa từng có tiền lệ.
Theo Hiền Minh/Báo điện tử Chính phủ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin