Ngày 20/12, tại hội thảo định hướng hoạt động phòng chống kháng thuốc trong cộng đồng diễn ra tại Hà Nội, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc kháng sinh.
Ngày 20/12, tại hội thảo định hướng hoạt động phòng chống kháng thuốc trong cộng đồng diễn ra tại Hà Nội, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc kháng sinh.
Dự báo đến năm 2050 sẽ có khoảng 10 triệu người tử vong do bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh. Trong khi đó, Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có kháng thuốc kháng sinh cao nhất do việc sử dụng kháng sinh tràn lan và kéo dài không đúng chỉ định. Việc sử dụng thuốc kháng sinh không được kiểm soát chặt chẽ không chỉ làm gia tăng nhanh tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng mà còn dẫn đến các hậu quả về sức khỏe.
Về mặt dịch tễ, PGS-TS Trần Đắc Phu nhắc lại vụ dịch sởi bùng phát vào năm 2014-2015, lúc đầu bên điều trị cho rằng dịch sởi bùng phát là do virus sởi biến đổi với độc lực cao và biến đổi virus. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu các kết quả cho thấy do nhiễm khuẩn bệnh viện chéo ở các bệnh nhân. Một số bệnh nhân đã kháng kháng sinh khiến việc điều trị không còn tác dụng và rất khó khăn.
Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cũng chỉ rõ, kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề y tế nan giải, nhiều người bệnh kháng thuốc kháng sinh dẫn tới kéo dài thời gian điều trị, bệnh nặng, thậm chí tử vong. Trong khi đó, tại Việt Nam, các hoạt động phòng chống kháng thuốc mới chủ yếu tập trung trong việc kê đơn thuốc kháng sinh và phòng chống tại các cơ sở điều trị trong hệ thống y tế công lập, chưa tập trung đến việc thay đổi nhận thức, hành vi sử dụng thuốc kháng sinh của người dân, chưa thiết lập được hệ thống giám sát đủ mạnh, cơ sở dữ liệu đầy đủ về kháng thuốc.
Theo QUỐC LẬP/SGGP
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin