Ngày 10/4, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 ở người.
Ngày 10/4, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 ở người.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, virus cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gien từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao.
Theo Bộ Y tế, đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 hiện tại chưa được hiểu rõ và chưa có bằng chứng về sự lây truyền virus từ người sang người.
Theo hướng dẫn trên, các ca bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9 là ca bệnh nghi ngờ có biểu hiện lâm sàng như đã có tiền sử đi vào vùng có ca bệnh, tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài chim bị bệnh, tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ. Bên cạnh đó, người bệnh có các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp như: sốt, ho, khó thở, có tổn thương mô phổi.
Về công tác chẩn đoán, Bộ Y tế yêu cầu, những bệnh phẩm chẩn đoán người nhiễm cúm gồm dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản, dịch phế nang , các đơn vị cần lưu mẫu và chuyển mẫu đến các cơ sở xét nghiệm được Bộ Y tế cấp phép khẳng định.
Về nguyên tắc điều trị, Bộ Y tế nêu rõ, các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và được làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.
Các ca bệnh đã xác định nhiễm cần nhập viện, cách ly hoàn toàn và sử dụng thuốc kháng virus (oseltamivir hoặc zanamivir) càng sớm càng tốt.
N.THANH (theo
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin