Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD&ĐT đã kịp thời đưa ra dự thảo phương án thi của năm 2025 từ bây giờ là phù hợp, thuận lợi cho các trường, học sinh có định hướng để học tập, chuẩn bị tâm lý.
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD&ĐT đã kịp thời đưa ra dự thảo phương án thi của năm 2025 từ bây giờ là phù hợp, thuận lợi cho các trường, học sinh có định hướng để học tập, chuẩn bị tâm lý.
Từ năm 2025 là thí sinh thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. |
Điểm mới đáng chú ý của dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ 2025 là thí sinh thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Chương trình giáo dục phổ thông mới đã học 4 môn bắt buộc thì đầu ra thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn là phù hợp với chương trình.
Phải tăng tỉ lệ câu hỏi vận dụng lên cao hơn 25% như hiện nay
Nếu như kỳ thi tốt nghiệp THPT áp dụng đến năm 2024, mỗi thí sinh dự 3 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) thì Bộ GD&ĐT dự kiến từ năm 2025, mỗi học sinh thực hiện ít nhất 6 bài thi.
Trong đó, có 4 môn bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn từ các môn như: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi mới, các thầy cô, nhà quản lý giáo dục đã ủng hộ Lịch sử là môn thi bắt buộc. Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng cho học sinh THPT từ năm học 2022-2023 cũng đã đưa môn Lịch sử trở thành môn bắt buộc.
Tuy nhiên, ở phía các thí sinh, nhiều bạn lựa chọn tổ hợp tự nhiên cũng đã thể hiện mong muốn Bộ GD&ĐT đổi mới đề thi môn Lịch sử. Làm thế nào để đề thi không phải học thuộc quá nhiều mà thiên về ghi nhớ, phân tích kiến thức.
Đồng nghĩa với việc xây dựng ngân hàng câu hỏi, đổi mới đề thi, cần phải tăng cường tỉ lệ câu hỏi vận dụng lên cao hơn thay vì 25% như hiện nay.
Làm như vậy sẽ thúc đẩy học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thay vì chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Từng bước thí điểm thi trên máy tính
Về phương thức thi, dự thảo của Bộ GD&ĐT cũng đưa ra lộ trình thực hiện, trong đó giai đoạn 2025-2030 sẽ vẫn thi trên giấy, đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin nhằm từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện. Có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính.
Và giai đoạn sau (sau năm 2030), phấn đấu để tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện tổ chức thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
Xu hướng tổ chức thi các môn trắc nghiệm trên máy tính là xu hướng tất yếu, tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, Bộ GD&ĐT cần có lộ trình, kế hoạch rõ ràng hơn.
Và nếu Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi chung trên toàn quốc, nếu có địa phương thi trên máy, địa phương thi giấy liệu có đảm bảo công bằng giữa các thí sinh.
Phương thức tổ chức thi trên máy tính là phù hợp, thuận lợi cho học sinh trong quá trình học và thi cử. Khi thi các môn trắc nghiệm trên máy, sẽ được trả kết quả nhanh và chính xác.
Khi đó, các địa phương sẽ phải chuẩn bị nguồn lực, máy móc đủ nhiều, đáp ứng nhu cầu của thí sinh dự thi. Có thể để vùng thuận lợi triển khai trước, còn địa phương khó khăn thí điểm theo từng huyện, thị xã. Khi đó học sinh ở những trường khó khăn sẽ phải di chuyển đến nơi thuận lợi để dự thi.
Theo Nhật Nam/Báo điện tử Chính phủ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin