Theo Harvard Business Review, các kỹ năng mềm này sẽ phát huy tác dụng ở tất cả vị trí, trong mọi ngành nghề.
Theo Harvard Business Review, các kỹ năng mềm này sẽ phát huy tác dụng ở tất cả vị trí, trong mọi ngành nghề.
Ảnh: Getty |
Nếu một ngày phải chuyển sang làm trái ngành, bạn có thể sẽ lúng túng vì không thể phát huy các kỹ năng cứng đã được đào tạo.
Hãy chăm chỉ phát triển 5 kỹ năng dưới đây để bù đắp kịp thời. Bạn có thể bổ sung vào CV cho công việc trong tương lai, dù không cùng ngành.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Làm ngành nào bạn cũng có cơ hội cải thiện kỹ năng giao tiếp. Khả năng tiếp nhận và đơn giản hóa các vấn đề phức tạp cho mọi đối tượng khán giả là cực kỳ quan trọng.
Trong quá trình làm quen với công việc mới, bạn nên điều chỉnh phương pháp giao tiếp tùy theo đối tượng tương tác. Hãy chú ý phản ứng của họ với lời bạn nói, câu nào hiệu quả, câu nào không?
Ví dụ, bạn sẽ đưa ra gợi ý nếu đối phương thuộc kiểu người thích được hướng dẫn.
Biết truyền tải thông tin tới từng đối tượng theo cách họ thích đều góp phần đưa bạn tới thành công trong mọi công việc.
Tinh thần làm việc nhóm
Đa số ngành nghề sẽ tạo điều kiện để bạn mài giũa năng lực làm việc tập thể.
Ví dụ, bạn có thể học được và thực hành những phương pháp hóa giải xung đột mới hay không? Bạn có thể tăng cường khả năng kết nối các đồng nghiệp trong cùng một tổ không?
Làm việc cùng những gương mặt mới mang những nét tính cách và quan điểm khác nhau sẽ luôn là dịp để bạn nâng cao các kỹ năng xã hội của mình.
Tạo ra ảnh hưởng nhờ kinh nghiệm cũ
Kỹ năng mềm này sẽ phát huy tác dụng nếu bạn tìm được điểm chung nào đó giữa nghề mới và nghề cũ.
Khi đó, kinh nghiệm cũ có thể giúp bạn làm việc mới tốt hơn, thậm chí tác động tới cách vận hành và kết quả ở vị trí mới.
Điểm mấu chốt là bạn cần xác định được kiến thức nào hữu ích. Đôi khi bạn cũng cần cố gắng nhiều để chứng minh được với cấp trên hoặc đồng nghiệp là kinh nghiệm cũ của bạn phù hợp.
Ví dụ, bạn chuyển sang làm ở công ty marketing. Nhưng trước kia, bạn từng là một nhân viên kinh doanh. Lúc này, bạn có thể ứng dụng những hiểu biết thực tế của bạn về chiến lược marketing vào vị trí mới.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Công việc nào cũng có các thách thức, dù to hay nhỏ. Giỏi giải quyết vấn đề sẽ chứng minh bạn là người có tư duy logic. Khả năng này bao gồm hiểu được vấn đề cũng như nguyên nhân cốt lõi, tiếp theo là nghĩ ra giải pháp và phương án thay thế.
Hãy chủ động tìm các thử thách trong công việc mới. Bạn có thể tìm cách giải quyết chúng một cách sáng tạo và hợp lý.
Kỹ năng lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo là khả năng hướng dẫn và tác động tới người khác, tối đa hóa năng lực của họ để đạt được một mục tiêu chung.
Dù bạn đã từng là quản lý hay chưa, bạn đều nên phát triển, cải thiện các kỹ năng lãnh đạo ở vị trí công việc bất kỳ.
Hãy luôn trau dồi nghệ thuật lắng nghe, đào tạo và hướng dẫn của mình để dẫn dắt một nhóm người cùng tiến về một hướng.
Theo PHÚC CHI/TTO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin