Giáo dục- đào tạo nâng tầm cao mới

11:01, 27/01/2023

Năm học 2021 - 2022 đã khép lại với ngành giáo dục Vĩnh Long nhiều cung bậc cảm xúc. Đó là những lo toan cho một năm học mà khởi đầu đã "khai giảng và học trực tuyến" trong điều kiện nhiều học sinh còn thiếu thiết bị.
 

Nhiều cơ sở giáo dục phổ thông được đầu tư hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập.
Nhiều cơ sở giáo dục phổ thông được đầu tư hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập.
Năm học 2021 - 2022 đã khép lại với ngành giáo dục Vĩnh Long nhiều cung bậc cảm xúc. Đó là những lo toan cho một năm học mà khởi đầu đã “khai giảng và học trực tuyến” trong điều kiện nhiều học sinh còn thiếu thiết bị.
 
“Dĩ bất biến ứng vạn biến”, từ giáo dục phổ thông đến chuyên nghiệp nhanh chóng thích ứng cách học mới. Nhờ đó, chất lượng giáo dục được duy trì và phát triển ổn định. Một mùa xuân mới lại đến, những thách thức đã trở thành cơ hội cho giáo dục nhanh chóng chuyển đổi, thích ứng và 
 
Giáo dục phổ thông ổn định chất lượng
 
Thực hiện mục tiêu vừa chống dịch vừa đảm bảo chất lượng giáo dục, ngành giáo dục Vĩnh Long đã nỗ lực dạy học thích nghi từng thời điểm và đảm bảo chất lượng. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh Vĩnh Long tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt gần 99,4%.
 
Theo Giám đốc Sở GD - ĐT - Trương Thanh Nhuận: “Kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm qua rất là khả quan Vĩnh Long đứng thứ 19/63 tỉnh thành có tỷ lệ trung bình các môn thi tốt nghiệp cao. Trong đó, có 3 môn nằm trong top 10 đó là môn Sinh học, Giáo dục công dân và Địa lý”. Hầu hết các môn có điểm trung bình cao hơn điểm trung bình chung cả nước. Có 24 trường THPT có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100% và 60 điểm 10 ở các môn.
 
Trong khi đó, giáo dục tiểu học năm thứ 2 triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã đa dạng hóa các hình thức dạy học, đảm bảo yêu cầu nội dung, chương trình giáo dục đối với lớp 1, 2. Tỷ lệ học sinh lớp 1, 2 được làm quen tiếng Anh đạt hơn 77%. Trường học đạt chuẩn quốc gia chiếm 70% và 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học.
 
Đối với cấp THCS có lớp 6 thực hiện chương trình mới được sự quan tâm chỉ đạo từ sớm, từ xa. Giữa những ngày Vĩnh Long thực hiện Chỉ thị 15, thầy cô giáo đến nhà giao tài liệu cho học sinh không có thiết bị học tập. Trường học mở cửa phòng máy, tạo điều kiện cho học sinh không có thiết bị, không có sóng đến trường học trực tuyến. Với sự nỗ lực của toàn ngành, sự chung tay của toàn xã hội, hơn 6.5 00 học sinh nghèo, cận nghèo thiếu thiết bị học trực tuyến đã có đủ thiết bị học tập. 
 
Thầy cô chủ động học hỏi cách dạy mới trên nền tảng trực tuyến. Để rồi, từ những buổi đầu bỡ ngỡ học online đã có những buổi học online sôi động.
 
Thầy Bạch Thái An- Hiệu trưởng Trường THCS Tích Thiện (Trà Ôn) cho biết: “Khi xây dựng kế hoạch dạy trực tuyến cho học sinh, tôi đã nghiên cứu, khảo sát học trò mình và rút ra kết luận là đại đa số gia đình ở đây có hai con và thường cách nhau 2 tuổi nên các buổi học lớp 6 và lớp 8, lớp 7 và lớp 9 nên lệch nhau, không trùng buổi”. Thầy An còn lưu ý từng giáo viên về những file bài giảng “học trò đa số học bằng điện thoại, nhìn trên điện thoại thì cỡ chữ nên thế nào, hình ảnh ra sao,…”.
 
Với sự nỗ lực vượt khó của toàn ngành, thích ứng với cách dạy mới giáo dục phổ thông Vĩnh Long đã duy trì tốt chất lượng giáo dục trong năm học đặc biệt.
Học sinh Lào tham quan và nghe Trường ĐH Cửu Long tư vấn tại Triển lãm giáo dục Việt Nam - Lào.
Học sinh Lào tham quan và nghe Trường ĐH Cửu Long tư vấn tại Triển lãm giáo dục Việt Nam - Lào.
 
Giáo dục chuyên nghiệp vươn xa
 
So với các tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL, Vĩnh Long chỉ xếp sau Cần Thơ về số lượng trường ĐH, CĐ. Đến nay, toàn tỉnh có 3 trường ĐH, 1 phân hiệu ĐH và 2 trường CĐ.
 
Năm học qua, các trường cũng gặp khó khăn do dịch COVID-19, tuy nhiên đã vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Điểm chung của các trường là đã đạt chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục và đang tiến đến công nhận đạt chuẩn kiểm định chương trình đào tạo nhiều ngành nghề.
 
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long tuyển sinh đạt và vượt chỉ tiêu đề ra nhiều năm liền. PGS.TS Cao Hùng Phi cho rằng: “Điều này, chứng minh sự tin tưởng của xã hội về đào tạo của trường. Cũng trong năm học này, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long tổ chức thành công kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia, tiên phong ứng dụng công nghệ chuyển đổi số hình thức thi trực tuyến.
 
“Trường dẫn đầu toàn quốc về số huy chương vàng tại kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 và lần thứ 3 liên tiếp đại diện Việt Nam tham dự kỹ năng nghề thế giới”- ông Cao Hùng Phi cho biết thêm.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long dẫn đầu toàn quốc về số huy chương vàng  tại kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long dẫn đầu toàn quốc về số huy chương vàng tại kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12.
 
Trường ĐH Xây dựng Miền Tây đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng theo quy định của Bộ GD - ĐT. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm hàng năm trên 98%.
 
TS Trương Công Bằng - Phó Hiệu trưởng cho biết: “Trường thường xuyên rà soát, cập nhật chương trình đào tạo theo quy định, thông qua góp ý của các công ty, doanh nghiệp, người học… Từ đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp và điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp để đáp ứng nhu cầu xã hội”.
 
“ĐH Cửu Long vẫn duy trì chặt chẽ việc tổ chức dạy và học, đúng kế hoạch đào tạo của từng học kỳ; việc tổ chức thi, kiểm tra học phần vẫn diễn ra tốt đẹp” - PGS.TS Lương Minh Cừ - Hiệu trưởng trường cho hay. Điểm nổi bật của Trường ĐH Cửu Long trong năm học này là đạt chuẩn kiểm định chương trình đào tạo 3 ngành ĐH và đoàn đánh giá ngoài đã tiếp tục khảo sát 7 ngành học khác của trường.
 
Hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng giáo dục.
Hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng giáo dục.
Có thể thấy, dịch COVID-19 như “lửa thử vàng” đã giúp giáo dục phổ thông Vĩnh Long cũng như giáo dục chuyên nghiệp lớn mạnh hơn. Các đơn vị đã chủ động thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh. Đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng phát triển.
 
Bài, ảnh: CAO HUYỀN
Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh