Nỗi khổ phân luồng

06:12, 16/12/2015

Phân luồng học sinh sau THCS là một cách làm hay và đem lại hiệu quả nếu thực hiện tốt. Điều đáng quan tâm là phân luồng đang gặp những sự cố và chưa đi vào luồng thật tốt như ta tưởng.

Phân luồng học sinh sau THCS là một cách làm hay và đem lại hiệu quả nếu thực hiện tốt. Điều đáng quan tâm là phân luồng đang gặp những sự cố và chưa đi vào luồng thật tốt như ta tưởng.

Năm học 2014- 2015, thực hiện đề án phân luồng, tỉnh Vĩnh Long có 84,72% học sinh vào THPT, 7,28% vào giáo dục thường xuyên, 2% vào giáo dục nghề nghiệp và luồng khác là 6% (731 học sinh).

Hơn 700 học sinh theo luồng khác là các em đã đi đâu? Không có con số thống kê cụ thể học sinh theo luồng khác đã làm gì. Chị Nguyễn Huỳnh Thu- Bí thư Tỉnh Đoàn Vĩnh Long lo lắng: “Nếu không tiếp tục đi học thì liệu các em có đi làm không, hay trở thành gánh nặng cho xã hội? Chưa kể đến việc các em đang trong tuổi bồng bột rất dễ sa ngã và làm mất an ninh trật tự xã hội”.

Chỉ có 2% chọn giáo dục nghề nghiệp, tại sao các em quay lưng với học nghề? Ông Nguyễn Thanh Tùng- Hiệu trưởng Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long cho rằng: Các em học nghề sau THCS vì các em không thích học văn hóa nhưng khi học nghề lại bắt các em bổ sung kiến thức văn hóa ngay trong thời gian đầu, thử hỏi làm sao không chán và bỏ học? Việc học nghề ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tính ra cũng lắm khó khăn vì phải đóng khoản học phí vừa học nghề vừa học chữ. Hiện chỉ có Trung tâm Giáo dục thường xuyên TP Vĩnh Long là thực hiện tốt việc dạy chữ kết hợp dạy nghề. Riêng các trung tâm còn lại vẫn mang nỗi khổ cơm áo, gạo tiền,… nên các em không đăng ký học.

Thiết nghĩ, ngoài việc lập kế hoạch phân luồng, cần có chính sách phù hợp để thu hút học sinh đến với nghề, đến với trung tâm và học được nghề mình yêu thích. Có như vậy, phân luồng mới thực sự hiệu quả!

CHI LINH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh