Gợi ý đáp án môn Ngữ văn - Khối C, kỳ thi đại học, cao đẳng đợt 2 năm 2013
Gợi ý đáp án môn Ngữ văn - Khối C, kỳ thi đại học, cao đẳng đợt 2 năm 2013
Câu |
Nội dung |
1 |
Hai đứa trẻ - Giới thiệu về Thạch Lam – tác phẩm Hai đứa trẻ - Nhân vật Liên với những ấn tượng về Hà Nội + Gắn với những kí ức về Hà Nội của gia đình: được ăn những thức quà ngon lạ, được đi chơi bờ hồ, uống những cốc nước xanh đỏ, Hà Nội nhiều đèn + Hình ảnh đoàn tàu mang đến cho Liên không gian Hà Nội: Hà Nội xa xăm, sáng rực vui vẻ và huyên náo - Ý nghĩa của hình ảnh Hà Nội với đời sống tâm hồn Liên + Hà Nội gắn với những kí ức tuổi thơ Liên, hình ảnh đoàn tàu đi qua đã gợi lại trong Liên những kí ức ấy, quá khứ với những kỉ niệm không thể nào quên của Liên và cả nhà.
|
2 |
- Giới thiệu vấn đề: những mặt tích cực và tiêu cực trong lối sống của người Việt Nam truyền thống: dẫn câu nhận xét của Trần Đình Hượu - Giải thích các khái niệm: + trí tuệ: tri thức của con người + sự khôn khéo: cách hành xử, vận dụng hiểu biết của con người một cách khéo léo => Giải thích chung về nhận xét: trong lối sống của người Việt Nam truyền thống có những mặt tích cực và tiêu cực: - Bình luận về lối sống + Những cái thô dã, những cái hung bạo đã bị xoá bỏ để có cái nền nhân bản; thiết thực, linh hoạt biết tháo gỡ khi gặp khó khăn, dung hoà, nhạy cảm, tinh nhanh, khôn khéo gỡ các khó khăn để tìm được sự bình ổn. + Ca tụng sự khôn khéo của người Việt trong cuộc sống. + Luôn thiết thực, không mơ mộng; yên phận thủ thường + Dễ tiếp nhận những cái mới và hòa nhập vào vốn văn hóa của mình + Nhờ đó mà làm cho văn hóa người Việt ngày càng phong phú. Dẫn chứng: Tiêu cực: - Không có khát vọng để hướng đến những sáng tạo lớn, không mong gì cao xa, khác thường và hơn người. - Tiếp nhận tràn lan, sức phản kháng không lớn với những gì không phù hợp. - Sức ì lớn, sức sáng tạo kém. - Không coi trọng, đề cao trí tuệ con người trong khi trí tuệ mới là nhân tố căn bản thúc đẩy xã hội phát triển. Dẫn chứng: |
3 |
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN A. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến - Hình tượng người lính Tây Tiến là hình tượng nổi bật trong bài thơ - Dẫn hai lời nhận định B. Thân bài - Giới thiệu qua về hoàn cảnh sáng tác bài thơ (sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh), đoàn binh Tây Tiến thành lập đầu năm 1947, chủ yếu là thanh niên Hà thành - Giải thích 2 quan niệm: + Người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước: các tráng sĩ thuở trước (Tống biệt hành của Thâm Tâm…) ra đi với tinh thần nhất khứ bất phục phản (một đi không trở lại): với tinh thần vì nghĩa lớn => vẻ đẹp hùng tráng + Người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp: những người lính ra đi vì tiếng gọi của non sông, Tổ Quốc: tinh thần: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, trong họ mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa - Chứng minh: hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp hùng tráng của tráng sĩ thời xưa vừa mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp hào hoa, lãng mạn b. Hình ảnh người lính Tây Tiến -Xuất thân: Phần đông các chiến sĩ trong trung đoàn đều là thanh niên Hà Nội - Tình yêu, quê hương đất nước => theo tiếng gọi của non sông, lên đường đi kháng chiến => Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề Nổi bật lên trong hoàn cảnh ấy là vẻ đẹp của người lính b.1 Họ là những con người mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn - Cách nói tếu táo: hình ảnh: súng ngửi trời - Tham gia liên hoan văn nghệ - Hình ảnh: đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm: đầy uy nghi, dữ dội như một lời thách thức với thiên nhiên, bệnh tật. Trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ dù cho bị sốt rét rừng đến rụng tóc hoặc là phải cắt tóc thì người lính vẫn có những cách nói đầy hài hước => lạc quan - “đêm mơ HN dáng kiều thơm”: đầy lãng mạn: người lính Tây Tiến có tâm hồn hào hoa, lãng mạn của những chàng trai đất Hà thành, hình ảnh dáng kiều thơm: chỉ những người con gái Hà thành (có thể là người yêu của các chiến sĩ) => nỗi nhớ của tình yêu b.2. Họ là những con người mang vẻ đẹp hào hùng, bi tráng - Sự hi sinh mất mát của người lính TT không hề bi lụy mà trái lại đầy hào hùng: Rải…xanh => Phân tích tác dụng của một loạt từ Hán Việt => làm giảm sự bi lụy Người lính mặc dù chiến đấu gian khổ, cái chết cận kề nhưng không làm họ khuất phục, họ vẫn thể hiện tinh thần, ý chí nghị lực, quyết xả thân vì đất nước,cho dù phải hi sinh tuổi thanh xuân “chiến…xanh” => tình yêu quê hương, đất nước - “Áo bào….độc hành”: sự hi sinh thầm lặng, vẻ đẹp bi tráng => Cách nói giảm, nói tránh làm giảm sự mất mát đau thương. Dòng sông Mã như tấu lên khúc nhạc hùng tráng để tiễn các anh về vơi Đất mẹ. => Giọng điệu thơ hào sảng => cảm hứng hùng tráng c. Đặc sắc nghệ thuật trong việc miêu tả vẻ đẹp người lính - Cảm hứng lãng mạn là cảm hững chủ đạo - Số lượng lớn từ Hán Việt - Cách nói giảm, nói tránh - Giọng điệu hào hùng, bi tráng So sánh với Đồng chí của Chính Hữu để thấy được vẻ đẹp của người lính trong kháng chiến chống Pháp. => Tinh thần yêu nước C. Kết bài Khẳng định vẻ đẹp của người lính Tây Tiến |
PHẦN RIÊNG A. Mở bài - Giới thiệu Nam Cao – tác phẩm Đời thừa, Nguyễn Minh Châu với Chiếc thuyền ngoài xa - Giới thiệu hình ảnh hai người phụ nữ: Từ và người đàn bà hàng chài cùng với sự nhẫn nhục B. Thân bài - Giải thích qua nội dung của hai nhận định => chứng minh nhận định là đúng - Điểm chung: - Sự nhẫn nhục của hai người phụ nữ: + Từ: khi phải chăm lo cho gia đình, chồng con trước niềm đam mê chưa thành của chồng, chịu sự cáu bẳn, gắt gỏng, đánh mắng của Hộ + Người đàn bà hàng chài: chăm lo cho gia đình, chịu nhẫn nhục trước những hành động vũ phu của người chồng => Tình yêu thương chồng, hi sinh vì chồng, vì gia đình - Điểm riêng + Nhân vật Từ: ./ Vài nét về cuộc đời của nhân vật Từ: được Hộ cưu mang… Hộ là nhà văn có tình thương và lòng trách nhiệm ; sự nhẫn nhục của một người vợ hiểu và cảm thông với bi kịch của chồng: bi kịch văn chương: Từ hiểu được những khát khao trong sự nghiệp văn chương của chồng, tạo mọi điều kiện cho Hộ.
+ Nhân vật người đàn bà hàng chài: giới thiệu vài nét về cuộc đời của người đàn bà hàng chài ./chồng là một người đàn ông vũ phu, độc ác; sự nhịn nhục vừa đáng thương vừa đáng trách: khi mà bị chồng đánh mắng, cuộc sống như một địa ngục (3 ngày 1 trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng) => đánh thương; mặc dù có sự giúp đỡ của Phùng và chánh án Đẩu nhưng người đàn bà khước từ lòng tốt đó và tiếp tục cuộc sống của mình => điều đáng trách
Cả hai nhà văn đều viết về số phận của người phụ nữ trước CM và sau khi đổi mới:hoàn cảnh xã hội khác nhau nhưng họ có chung những tính cách, số phận + Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: thuỷ chung, yêu thương gia đình + Sự hinh sinh, lòng vị tha + Cảm thông, bênh vực với cuộc sống của con người: cả 2 số phận trên đều từ cuộc sống đói nghèo mà ra + Mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn đối với con người lao động (người phụ nữ) |
Nguồn: Hocmai.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin