Theo tổng hợp của ngành chuyên môn, từ năm 2020-6/2023, trên địa bàn tỉnh có 23 khu vực bờ sông, kinh, rạch, đê bao bị sạt lở với chiều dài hơn 12.000m đã được UBND tỉnh công bố tình huống sạt lở nguy hiểm khẩn cấp.
Đê bao ven rạch Cái Tranh (xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít) được gia cố vào năm 2022. |
Theo tổng hợp của ngành chuyên môn, từ năm 2020-6/2023, trên địa bàn tỉnh có 23 khu vực bờ sông, kinh, rạch, đê bao bị sạt lở với chiều dài hơn 12.000m đã được UBND tỉnh công bố tình huống sạt lở nguy hiểm khẩn cấp.
Trong đó, năm 2020 có 6 khu vực (dài 2.840m), năm 2021 có 7 khu vực (dài 6.180m), năm 2022 có 6 khu vực (2.065m) và 6 tháng đầu năm 2023 có 4 khu vực (dài 850m).
Khoảng thời gian đó, bình quân mỗi năm xảy ra khoảng 200 tuyến/điểm sạt lở, làm mất 5-6km bờ sông, kinh, rạch, thiệt hại về tài sản trên 10 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã xảy ra 82 điểm sạt lở (tăng 63 điểm) làm mất 2.434m bờ sông cùng với các công trình đường giao thông nông thôn, đê bao,… ảnh hưởng trực tiếp đến 82 hộ dân, thiệt hại về tài sản hơn 7,5 tỷ đồng (gấp 10 lần so cùng kỳ năm ngoái).
Bằng ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác, ngành chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện đầu tư 10 tuyến kè kiên cố và gia cố, khắc phục tại 200 điểm sạt lở với tổng chiều dài công trình hơn 40.000m.
Tin, ảnh: TRUNG CHÁNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin