Học sinh Vĩnh Long chưa thể đến trường vì tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, trong khi đó, việc kiểm tra bằng hình thức trực tuyến, từ xa trở thành trăn trở của các trường khi đánh giá chất lượng. Làm sao để vừa đảm bảo an toàn cho học sinh vừa đảm bảo chất lượng là vấn đề ngành giáo dục đã và đang tìm hướng giải quyết.
Nhiều giáo viên có hình thức kiểm tra trực tuyến phù hợp với học sinh mà vẫn cơ bản đánh giá được chất lượng. Ảnh minh họa |
(VLO) Học sinh Vĩnh Long chưa thể đến trường vì tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, trong khi đó, việc kiểm tra bằng hình thức trực tuyến, từ xa trở thành trăn trở của các trường khi đánh giá chất lượng. Làm sao để vừa đảm bảo an toàn cho học sinh vừa đảm bảo chất lượng là vấn đề ngành giáo dục đã và đang tìm hướng giải quyết.
Băn khoăn chất lượng “từ xa”
Theo thống kê từ Sở GD- ĐT tỷ lệ học sinh học trực tuyến trung bình ở bậc tiểu học hơn 86,7%, THCS là 96,4%, THPT là 99,8% và giáo dục thường xuyên là 97,7%. Đến thời điểm hiện tại, các trường đã cho học sinh kiểm tra giữa học kỳ 1.
Theo Phòng GD- ĐT Long Hồ thì băn khoăn của các trường tiểu học, THCS hiện nay là chưa đánh giá được chất lượng học của học sinh.
Việc kiểm tra online dù đã sinh hoạt nhiều, nhưng vẫn có sự hỗ trợ của phụ huynh và chưa thấy được thực chất của học sinh qua quá trình học của các em.
Cùng những băn khoăn đánh giá học sinh học trực tuyến, thầy Nguyễn Bá Truyền- Phó Phòng GD- ĐT TX Bình Minh cho biết: “Một số ít học sinh không đủ thiết bị, chưa đánh giá chất lượng được khi gửi bài cho các em. 100% trường tiểu học ở thị xã dạy trực tuyến cho các em đắn đo về chất lượng.
Đặc biệt, những học sinh không có điều kiện đối với các môn âm nhạc, thể dục thì sản phẩm không đánh giá được và không có cách nào ghi nhận được”.
Tại Trường THCS- THPT Đông Thành (TX Bình Minh), thầy Trần Hoàng Phong- Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trường đã tổ chức việc kiểm tra giữa kỳ cho học sinh toàn trường, tổ chức họp đánh giá chất lượng nội dung kiểm tra, chất lượng bài kiểm tra của một số môn một số lớp chưa đạt yêu cầu đề ra”.
Một số học sinh ở khu cách ly, điều trị, khu phong tỏa sẽ kiểm tra lại, có kết quả chưa cao.
Xã Loan Mỹ (Tam Bình) là vùng dịch cấp độ 4- vùng đỏ và Trường Tiểu học Thạch Thia thời gian dài đã được trưng dụng làm khu cách ly.
Thầy Nguyễn Tấn Lực- Hiệu trưởng trường, cho biết: “Thời gian gần đây, địa phương thuộc vùng đỏ, việc gửi bài cho học sinh, học trực tuyến đều khó khăn, hiện có 6 giáo viên cách ly”.
Trường Tiểu học Thạch Thia là trường vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, có 128 học sinh không có thiết bị học trực tuyến. Nhiều học sinh nhà ngoài đồng, khó khăn về đường truyền thiết bị.
Kiểm tra, đánh giá thế nào?
Huyện Trà Ôn cũng gặp khó khăn về vấn đề kiểm tra trực tuyến như các đơn vị khác, thầy Nguyễn Hữu Hùng- Phó Phòng GD- ĐT, cho biết: “Hướng tới, phòng chỉ đạo triển khai đầy đủ kịp thời và từng đơn vị nắm bắt khó khăn trong quá trình thực hiện ở các đơn vị.
Vấn đề kiểm tra trực tuyến từ xa làm sao để đảm bảo chất lượng được nhiều phụ huynh quan tâm. |
Động viên cán bộ quản lý, giáo viên trong quá trình dạy học trực tuyến. Tổ chức hội giảng về dạy học trực tuyến tập trung lớp 2, lớp 6 chương trình mới”.
Để giảm áp lực cho học sinh, thầy Trần Quang Huy- Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Xuân (Trà Ôn) cho hay: “Đã họp phụ huynh để nắm tình hình các em. Để tránh quá tải, trường tổ chức cho các em học sáng chiều và tổ chức kiểm tra giữa kỳ luân phiên”.
Do vậy, thời gian kiểm tra giữa kỳ của học sinh Trường THPT Vĩnh Xuân kéo dài đến 2 tuần. Theo thầy Huy, đây là cách để “giảm áp lực học và thi trực tuyến cho các em”.
Dù học sinh từ 12 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, Vĩnh Long vẫn chưa thể cho học sinh trở lại trường học trực tiếp. |
Tuy vậy, trường này cũng gặp khó khăn vì “sóng yếu” học sinh không nhận được đề, không nhìn thấy đề, công thức Toán khó gõ... Một số học sinh đang làm bài bị “out” được tổ chức kiểm tra lại.
Tháo gỡ những khó khăn của giáo dục tiểu học, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích- Phó Giám đốc Sở GD- ĐT lưu ý các đơn vị: “Cần tăng cường truyền thông, trao đổi chia sẻ với phụ huynh học sinh, việc học của các em là trách nhiệm, nghĩa vụ của phụ huynh.
Đặc biệt, trong kiểm tra đánh giá chất lượng, để giảng dạy các em hiệu quả hơn. Gần đây, tôi thấy học sinh chớp mắt rất nhiều do sử dụng điện thoại quá nhiều, ngoài ra còn ảnh hưởng tâm lý. Giáo viên vừa dạy vừa tạo tình huống vui chơi giải trí cho các em.
Kiểm tra từ xa, chất lượng có thể không đảm bảo như kiểm tra trực tiếp nhưng phải ở mức độ cho phép. Khi học sinh trở lại trường, phải rà soát, có kế hoạch bồi dưỡng bổ sung kiến thức, đảm bảo kiến thức kỹ năng cho các em”.
Theo Phó Giám đốc Sở GD- ĐT Trịnh Văn Ngoãn: Nếu không tổ chức dạy được thì không đánh giá môn học đó. Lưu ý các trường về tiết sinh hoạt chủ nhiệm là “rất quan trọng” để trao đổi với học sinh thường xuyên, qua đó tư vấn hỗ trợ các môn học nói chung. Dạy học từ xa chắc chắn chất lượng không được như dạy học trực tiếp, do đó không lấy chất lượng năm học trước áp vào nội dung năm nay. Các trường cần xem xét mức độ đề phù hợp đối với học sinh, những trường hợp điểm tăng giảm bất thường cần xem xét cho kiểm tra lại. Hướng dẫn kiểm tra cuối kỳ 1 sẽ được gửi đến các trường trước kỳ thi 1 tháng. |
Bài, ảnh: CAO HUYỀN
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin