Theo các chuyên gia y tế, việc loại bỏ hoàn toàn F0 là điều không thể. Do vậy, kiểm soát tốt dịch bệnh để sống chung là giải pháp mà các quốc gia trên thế giới lựa chọn để thích ứng với tình hình mới.
Theo các chuyên gia y tế, việc loại bỏ hoàn toàn F0 là điều không thể. Do vậy, kiểm soát tốt dịch bệnh để sống chung là giải pháp mà các quốc gia trên thế giới lựa chọn để thích ứng với tình hình mới.
Không thể loại bỏ virus ra khỏi cộng đồng - là điều các chuyên gia y tế đã khẳng định lâu nay. Theo đó, để ứng phó với đại dịch COVID-19, với những biến chủng virus mới xuất hiện và có khả năng lây lan nguy hiểm hơn, người dân đã phải làm quen với những khái niệm “5K”, “tình trạng bình thường mới”…
Thay vì đuổi theo dịch nên chăng chúng ta chống dịch theo hướng: Chấp nhận sống chung với SARS-CoV-2, coi nó là một loại bệnh đặc hữu và mục tiêu duy nhất là giảm số người tử vong do bệnh này.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đã đặt chiến lược “khoanh nhỏ khoanh chặt” để dần mở rộng “vùng xanh” an toàn dịch. Theo đó, chiến lược này được thực hiện linh hoạt theo diễn biến dịch bệnh tại từng địa phương.
Theo thống kê mới nhất, Việt Nam đã thực hiện tiêm 37.583.248 liều vaccine COVID-19, trong đó tiêm 1 mũi là 30.027.703 liều, tiêm mũi 2 là 7.555.545 liều. |
Lá chắn vaccine
Đánh giá diễn biến mới của đại dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước, các chuyên lâu nay đã nhấn mạnh, để trở về trạng thái “bình thường mới” thì điều kiện y tế cần thiết là tạo được miễn dịch cộng đồng qua tiêm phòng.
“Tùy thuộc vào từng biến chủng khác khau, nếu chủng lây lan ít thì miễn dịch cộng đồng chỉ cần đạt 60-70%, còn với chủng lây lan mạnh thì tỷ lệ tiêm chủng phải đạt 80-85%.
Trong khi, hiện nay chúng ta mới tiêm chủng cho lứa tuổi trên 18 trở lên, vẫn còn khoảng 30% là trẻ em chưa được tiếp cận với vaccine.
Đây cũng có thể được coi là nguồn lây nhiễm mặc dù mức độ bệnh ở độ tuổi này không nặng như những người trưởng thành”, BSCKII Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nói.
Đồng quan điểm với ý kiến của giới chuyên gia, BS Hồng Hà cho rằng, các địa phương phải đánh giá được khả năng nhiễm ở cộng đồng là như thế nào.
Ví dụ, phải có đánh giá mức độ dịch tễ qua việc xét nghiệm PCR và test nhanh kháng thể xem có bao nhiêu người đã có miễn dịch, bao nhiêu người có vius, từ đó có tiên lượng và đưa ra chính sách phòng chống dịch phù hợp.
BSCKII Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam. (Ảnh: KT) |
BS Hồng Hà cũng nhấn mạnh về việc nâng cao năng lực y tế ở tuyến cơ sở, phải xây dựng sẵn sàng hệ thống oxy cho thật tốt. Đồng thời, xây dựng bệnh viện đa tầng, phải có bộ phận hồi sức để nếu bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng, thì được cấp cứu tại chỗ hoặc được chuyển ngay đến nơi cấp cứu kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong.
5K và “vaccine ý thức”
Theo TS.BS.TTƯT Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm (BV TƯQĐ 108), việc tuân thủ 5K và cần nâng cao thể trạng để phòng tránh bệnh là giải pháp tốt nhất, nâng cao hiệu quả chống dịch để đưa cuộc sống trở về “bình thường mới”.
Việc phân vùng và có các biện pháp giãn cách xã hội hợp lý theo từng vùng mang ý nghĩa lớn để mở cửa sản xuất và phát triển kinh tế, giúp giảm bớt gánh nặng về an sinh xã hội cho người dân.
Theo đó, khi thực hiện giãn cách phải làm quyết liệt hơn, có trọng tâm, trọng điểm. Tức là, với vùng đỏ, cần quyết liệt để nhanh chóng tìm ra F0, đưa đi cách ly, điều trị để vùng đỏ nhanh chóng trở về vùng xanh. Khu vực cần xét nghiệm thì tập trung nhân lực để lấy mẫu nhanh gọn và trả kết quả ngay, để khoanh vùng ngay, sớm đưa vùng ấy trở về vùng xanh.
BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cũng cho rằng, mỗi người cần 2 loại vaccine để ứng phó hiệu quả với dịch COVID-19. Thứ nhất là vaccine để tiêm chủng - đây là vũ khí để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và gây ra đại dịch trong cộng đồng.
Vaccine thứ 2 theo “nghĩa bóng” chính là sự hiểu biết của mỗi người dân. Hiện tại, Bộ Y tế có khuyến cáo “5K+Vaccine” và khi đi vào chi tiết thực hiện thì mỗi người dân phải hiểu rõ để tự phòng bệnh được cho mình, cho người thân và những người xung quanh.
“Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 vẫn cần trang bị thêm loại vaccine thứ 2. Bởi, những người tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm bệnh và có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng dẫn đến chủ quan và vô tình trở thành người mang mầm bệnh lây nhiễm cho người thân, bạn bè và những người xung quanh”, BS Phúc nói./.
Theo Thiên Bình/VOV.VN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin