1 phụ nữ nuốt luôn 4 chiếc răng giả khi ăn cơm

02:03, 13/03/2021

Ngày 12/3, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thanh Phong- Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ- cho biết, nữ bệnh nhân V.T.T. (61 tuổi, ngụ quận Ninh kiều- Cần Thơ) được gắn răng giả cách đây 1 năm. Chiều 11/3, khi ăn cơm với rau, 4 chiếc răng giả trong miệng tụt ra nên bà T. đã nuốt vào bụng theo thức ăn.

 

 

Những chiếc răng giả được bác sĩ nội soi lấy ra từ dạ dày của bệnh nhân.
Những chiếc răng giả được bác sĩ nội soi lấy ra từ dạ dày của bệnh nhân.

Ngày 12/3, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thanh Phong- Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ- cho biết, nữ bệnh nhân V.T.T. (61 tuổi, ngụ quận Ninh kiều- Cần Thơ) được gắn răng giả cách đây 1 năm. Chiều 11/3, khi ăn cơm với rau, 4 chiếc răng giả trong miệng tụt ra nên bà T. đã nuốt vào bụng theo thức ăn.

Sau khi nuốt răng, bà uống thuốc xổ hi vọng “tống” được răng ra ngoài nhưng không thành nên bà đến bệnh viện.

Các bác sĩ đã nội soi tiêu hóa, dùng dụng cụ lấy ra 4 chiếc răng giả trong dạ dày bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai- Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ- cho biết, dị vật đường tiêu hóa thường là tai nạn do vô tình nuốt phải. Đa số dị vật bị nuốt vào sẽ tự trôi qua ống tiêu hóa trước khi được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, đôi khi dị vật bị tắc ở một chỗ hẹp gây viêm, loét, thậm chí thủng đường tiêu hóa.

"Nuốt phải răng giả có nhiều nguy cơ, như móc cài của răng giả có thể mắc kẹt tại vùng hẹp của thực quản, hoặc chọc trúng mạch máu lớn gây chảy máu ồ ạt. Cũng có trường hợp nhập viện trễ, móc sắt gây tổn thương, nhiễm trùng…

Vì vậy, người gắn răng giả cần hết sức thận trọng khi ăn uống, tránh để răng bị rớt vào thực quản và dạ dày. Nếu có sự cố phải đến ngay cơ sở y tế để xử lý, tránh làm theo các biện pháp dân gian"- bác sĩ Quỳnh Mai cảnh báo.

Tin, ảnh: THÚY QUYÊN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh