Vỉa hè "thân thiện" có thể hiểu là vỉa hè vừa có tính thẩm mỹ vừa tiện dụng và có độ dốc hài hòa so với lòng đường để thuận tiện cho người và phương tiện di chuyển, trong đó có người khuyết tật.
Vỉa hè “thân thiện” có thể hiểu là vỉa hè vừa có tính thẩm mỹ vừa tiện dụng và có độ dốc hài hòa so với lòng đường để thuận tiện cho người và phương tiện di chuyển, trong đó có người khuyết tật.
Thời gian qua, các đô thị được quan tâm đầu tư đồng bộ về đường giao thông, vỉa hè, cây xanh, hệ thống thoát nước và chiếu sáng,... Tuy nhiên, bên cạnh tuyến đường có vỉa hè lý tưởng thì vẫn còn tồn tại những tuyến đường có vỉa hè chưa “thân thiện”. Tình trạng này có ở các tuyến đường chính, đường hẻm, đường ở khu đô thị, khu dân cư…
Thực tế cho thấy, ở những tuyến đường có vỉa hè lý tưởng thì các hộ dân có nhà ven đường hoặc người và phương tiện lưu thông qua các tuyến này đi lại thuận tiện, dễ dàng. Trong khi, ở những tuyến có vỉa hè quá cao nhưng bó vỉa lại không đủ độ dốc vừa phải để “giao thoa” với mặt đường, thậm chí vuông vức thì đi lại rất bất tiện, thậm chí nguy hiểm. Theo đó, không ít hộ có nhà ven đường buộc phải đổ dốc xi măng, bắc “cầu cây” hoặc vỉ sắt… nối vỉa hè và mặt đường. Ở một số nơi vỉa hè quá cao, lại còn hẹp hoặc bị lấn chiếm thì người đi bộ và người khuyết tật (đi xe lăn) buộc phải đi dưới lòng đường rất thiếu an toàn.
Thiết nghĩ, bên cạnh khắc phục tình trạng lấn chiếm vỉa hè, “siết” quy hoạch đồng bộ vỉa hè với các hạng mục khác thì ngành chức năng cần nhân rộng vỉa hè thân thiện, bắt đầu từ các tuyến đường mới hoặc khi sửa chữa và nâng cấp.
SÔNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin