Đào tạo nghề nông thôn hướng tới nhu cầu của người học

06:08, 21/08/2020

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) những năm qua đã hướng tới đào tạo theo nhu cầu của người học nghề, đào tạo đa dạng nghề phi nông nghiệp, gắn với việc làm đạt hiệu quả cao.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) những năm qua đã hướng tới đào tạo theo nhu cầu của người học nghề, đào tạo đa dạng nghề phi nông nghiệp, gắn với việc làm đạt hiệu quả cao.

“Lớp học” nghề cơ khí do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp mở tại một doanh nghiệp tư nhân.
Lớp dạy nghề trong doanh nghiệp- lớp dạy nghề may ở Tân An Hội.

Lớp dạy nghề may công nghiệp, may áo đi mưa khai giảng ở ấp An Hội (xã Tân An Hội- Mang Thít) hồi giữa tháng 5/2020 thu hút gần 20 học viên các ấp trong xã, chủ yếu phụ nữ.

Trước đó, một số chị em ở đây đã tham gia cơ sở may này để có việc làm và thêm thu nhập. Nay được giáo viên dạy các kiến thức may mặc cơ bản, các chị em sẽ “cứng tay” hơn mà yên tâm làm nghề.

Cùng thời gian trên, tại ấp Mỹ Định (xã Tân Mỹ- Trà Ôn), lớp dạy nghề hàn được mở cho 18 học viên là cánh đàn ông. Làm nghề sắt thép nặng nhọc và khói bụi, điểm khởi đầu của các lao động chân tay này tương tự như chị em làm nghề may vá: đã làm nghề cơ khí này ít nhiều năm và nay học hành bài bản để làm tốt và gắn bó lâu dài với nghề...

Về nghề cho người LĐNT, trong nhiều mục tiêu có mục tiêu quan trọng nhất là giúp lao động có cái nghề, có việc làm và nâng cao thu nhập.

Đẩy mạnh kết hợp các doanh nghiệp mở lớp đào tạo nghề trong doanh nghiệp theo nhu cầu của LĐNT là chủ trương của ngành lao động thời gian qua để triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn đến 2020.

Năm nay là năm cuối triển khai đề án này trên địa bàn, với chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề cho 7.000 LĐNT, trong đó đào tạo nghề phi nông nghiệp 5.500 người, còn lại là đào tạo nghề nông nghiệp.

Lớp dạy nghề trong doanh nghiệp- lớp dạy nghề may ở Tân An Hội.
“Lớp học” nghề cơ khí do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp mở tại một doanh nghiệp tư nhân.

Với đào tạo nghề phi nông nghiệp, điểm thuận lợi là người LĐNT hầu hết ngụ ở cơ sở, học và thực hành với nguồn nguyên liệu tại chỗ và được hỗ trợ giải quyết việc làm tại địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống...

Theo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2014- 2020, toàn tỉnh tổ chức 2.339 lớp đào tạo nghề cho 64.403 LĐNT (trong đó ước thực hiện năm 2020 theo kế hoạch là 7.000 người).

Chia theo lĩnh vực, đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 53.835 LĐNT để chuyển đổi nghề (chiếm 83,59%); đào tạo nghề nông nghiệp cho 10.568 LĐNT để phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương (chiếm 16,41%).

Thống kê cho thấy, tổng số LĐNT có việc làm phù hợp sau học nghề là 58.124 người, đạt 90,25% so với tổng số LĐNT được hỗ trợ học nghề. Doanh nghiệp tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm; tự tìm việc làm, tự tạo việc làm; thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã; tham gia xuất khẩu lao động... là các hình thức việc làm chủ yếu của LĐNT sau khi học nghề.

Theo đánh giá chung, công tác đào tạo nghề cho LĐNT đã hướng tới đào tạo theo nhu cầu của người học gắn với việc làm. Đồng thời, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương, người lao động và xã hội về vai trò của học nghề, việc làm.

Từ đó, góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT- một trong những hiệu quả của hoạt động này đem lại trong thời gian qua.

Tuy vậy, hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT từ thực tế triển khai vẫn còn một số khó khăn: lao động trẻ chưa có tay nghề nhưng vẫn có xu hướng đi làm việc ở thành phố lớn để có thu nhập ngay chứ không muốn học nghề; lao động sở tại còn ít và khá lớn tuổi; một số nghề có tính bền vững của việc làm chưa cao...

Bài, ảnh: MINH THÁI

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh