Đẩy nhanh triển khai gói chính sách an sinh

03:04, 21/04/2020

Hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, người lao động bị ảnh hưởng... dự kiến sẽ nhận hỗ trợ từ gói chính sách an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng trong tháng này, theo Nghị quyết 42 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, người lao động bị ảnh hưởng... dự kiến sẽ nhận hỗ trợ từ gói chính sách an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng trong tháng này, theo Nghị quyết 42 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Người lao động tự do ở các ngành nghề có thể bị tác động nhiều bởi dịch COVID-19.
Người lao động tự do ở các ngành nghề có thể bị tác động nhiều bởi dịch COVID-19.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng quyết định quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự thủ tục... và khi được ký duyệt, bộ cùng các ngành liên quan ban hành thông tư hướng dẫn các địa phương triển khai ngay.

Dự kiến khoảng 20 triệu người thụ hưởng gói an sinh xã hội này. Theo đó, người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng hơn 1,3 triệu người; nhóm được bảo trợ xã hội, hưởng trợ cấp hàng tháng 3 triệu người; hộ nghèo trong danh sách 984.000, hộ cận nghèo khoảng 1,26 triệu; khoảng 1 triệu người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận nghỉ không lương với người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, dự kiến có khoảng 3 triệu lao động được trả lương ngừng việc; khoảng 5 triệu lao động bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc lao động tự do và mất việc làm; khoảng 1 triệu người lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất; khoảng 760.000 hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng mỗi năm tạm ngừng kinh doanh.

Trên cơ sở đó, khi có quyết định của Thủ tướng về tiêu chí và trình tự thủ tục... bộ sẽ có hướng dẫn chi tiết để các địa phương dựa vào để khảo sát, thống kê danh sách. Hiện tại, hầu hết tỉnh- thành đã và đang rà soát các nhóm đối tượng để sớm triển khai gói chính sách này.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Vĩnh Long vừa có báo cáo về tình hình thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh.

Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm dừng sản xuất, người lao động tạm thời nghỉ việc.

Người lao động bị ảnh hưởng công việc đến làm thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan chức năng.
Người lao động bị ảnh hưởng công việc đến làm thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan chức năng.

Có doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm, người lao động mất việc thống kê sơ bộ có 13 doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh khiến 1.620 lao động ngừng việc (861 người chấm dứt hợp đồng lao động, 300 lao động nghỉ việc có hưởng lương ngừng việc, 459 lao động nghỉ việc không hưởng tiền lương).

Thực hiện quy định về hạn chế tập trung đông người, giãn cách xã hội nên phải tạm dừng hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạm dừng tổ chức các lớp hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn và hoạt động tuyên truyền, tư vấn trực tiếp về học nghề, việc làm cho người dân, lao động tại tỉnh.

Đến nay, ngành đã phối hợp các ngành liên quan đến tận nhà chi trả trợ cấp cho người có công tháng 4/2020 và chi trả tiền trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội 2 tháng (4-5/2020). Hơn 1.400 người bán vé số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được hỗ trợ mức 750.000 đ/người.

Toàn tỉnh còn 5.158 hộ nghèo; 11.748 hộ cận nghèo và 44.450 đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội. Các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng đến đời sống, giảm thu nhập do lao động chính trong hộ bị nghỉ việc, lao động tạm dừng làm việc và thực hiện việc giãn cách xã hội trước tình hình dịch bệnh.

Và đa số các nhóm đối tượng này nằm trong diện được thụ hưởng gói hỗ trợ an sinh xã hội khi có hướng dẫn, tùy theo tiêu chí, điều kiện quy định sẽ thực hiện hỗ trợ an sinh xã hội phù hợp cho từng nhóm thụ hưởng...

Sở cho biết sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ, bộ ngành, của tỉnh. Bên cạnh yêu cầu các địa phương tiếp tục nắm tình hình lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19 để có giải pháp hỗ trợ kịp thời người lao động, doanh nghiệp.

Khi triển khai gói an sinh xã hội trên, ngành và các huyện thực hiện nghiêm việc rà soát các đối tượng được hỗ trợ, tránh trùng lặp hoặc bỏ sót, kiểm tra, giám sát tình hình chi trả cho đối tượng, đảm bảo hỗ trợ kịp thời, đúng quy định.

Ngày 14/4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính; BHXH tỉnh; Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh, Cục Thuế, UBND các huyện- thị- thành và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 theo quy định tại nghị quyết trên đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, không bỏ sót đối tượng, đồng thời phải đảm bảo tính chính xác, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách...

Bài, ảnh: MINH THÁI

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh