Theo quy định của pháp luật, vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ. Thế nhưng thực tế rất nhiều đoạn vỉa hè bị lấn chiếm công khai, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.
Theo quy định của pháp luật, vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ. Thế nhưng thực tế rất nhiều đoạn vỉa hè bị lấn chiếm công khai, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.
Điều này làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông, vì người đi bộ buộc phải lưu thông cùng các phương tiện giao thông khác.
Hình ảnh phổ biến nhất là kinh doanh dịch vụ ăn uống như quán ăn, thức uống, đồ nhậu; bày bán hàng hóa, kinh doanh, mua bán, giữ xe các loại,… thậm chí trẻ em còn sử dụng vỉa hè làm sân chơi để đá banh, đá cầu,… Hiện tượng này diễn ra nhiều nơi, từ đô thị cho đến nơi mới vừa quy hoạch cơ sở hạ tầng có vỉa hè.
Theo Nghị định 34/NĐ-CP thì những hành vi kinh doanh, buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường có thể bị phạt đến 25 triệu đồng. Nhưng trong thực tế thì không có trường hợp nào bị xử phạt như vậy, dù biết lấn chiếm vỉa hè làm kém mỹ quan đô thị, cản trở giao thông và các phường- xã đã nhiều lần ra quân xử phạt các hộ kinh doanh, thu giữ phương tiện hành nghề buôn bán nhỏ, hàng rong…
Thế nhưng giống như “bắt cóc bỏ dĩa”, chỉ cần chính quyền địa phương lơ là, giảm tần suất kiểm tra là vỉa hè lại bị chiếm dụng ngay lập tức.
Có nơi đã vẽ vạch sơn hoặc lót gạch khác màu, quy định diện tích vỉa hè các tuyến đường, để tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, mua bán có nơi đậu xe, chừa lối đi bộ cho khách bộ hành, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn, diện tích này cũng trở lại như cũ, nghĩa là bị lấn chiếm toàn bộ.
Luật đã có, lực lượng chức năng cũng đã nhiều lần lập lại trật tự, kiểm tra, xử phạt nhưng dường như vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Điều bức xúc nhất của người dân, vỉa hè là công trình công cộng, được Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư xây dựng, thế mà lại không được hưởng lợi từ những nơi này. Điều này vẫn còn là một thách thức lớn chưa có lời giải trong trật tự giao thông đô thị.
NGUYỄN THANH VŨ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin