Thi đua phát triển kinh tế tập thể

06:12, 29/12/2015

Học theo Bác đoàn kết là sức mạnh, giúp nhau cùng tiến bộ, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh đã hỗ trợ nhau làm kinh tế, thành lập được nhiều mô hình kinh tế tập thể, tổ liên kết, hợp tác xã (HTX) để cùng nhau thi đua sản xuất, nâng cao mức sống.

Học theo Bác đoàn kết là sức mạnh, giúp nhau cùng tiến bộ, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh đã hỗ trợ nhau làm kinh tế, thành lập được nhiều mô hình kinh tế tập thể, tổ liên kết, hợp tác xã (HTX) để cùng nhau thi đua sản xuất, nâng cao mức sống.

Học theo Bác đoàn kết là sức mạnh, giúp nhau cùng tiến bộ, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh đã hỗ trợ nhau làm kinh tế, thành lập được nhiều mô hình kinh tế tập thể, tổ liên kết, hợp tác xã (HTX) để cùng nhau thi đua sản xuất, nâng cao mức sống.  Các tổ liên kết sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
 Các tổ liên kết sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Cách làm hay để hỗ trợ phụ nữ

Năm 2015, phong trào giúp nhau làm kinh tế được các cấp Hội LHPN duy trì và phát triển. Hội đã vận động trên 14.000 chị khá giúp gần 8.000 chị có hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hình thức như: cho vay lãi suất thấp, cho mượn không tính lãi, hỗ trợ con giống…, ước tổng trị giá gần 8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, xác định mô hình kinh tế tập thể tạo điều kiện cho chị em phát huy sức mạnh đoàn kết, có cơ hội thuận lợi hơn trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho chị em, các cấp hội phối hợp với trung tâm dạy nghề các huyện- thị- thành mở được 159 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, có 4.600 học viên tham dự.

Sau học nghề, các cấp hội tổ chức thành lập các mô hình tổ liên kết, tổ hợp tác sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề và giới thiệu chị em nhận gia công các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp để có thu nhập, ổn định cuộc sống. Kết quả, các cấp hội vận động thành lập mới được 45 mô hình, tổ liên kết, tổ hợp tác sản xuất tiểu thủ công nghiệp, may gia công, có 876 hộ tham gia; có gần 4.200 chị có việc làm ổn định sau học nghề.

Điển hình như Hội LHPN huyện Tam Bình vận động thành lập làng nghề xã Hậu Lộc có 70 hộ tham gia và giải quyết được 87 lao động có việc làm ổn định; 2 tổ liên kết phụ nữ xe lõi lác tại ấp Hòa Thuận và Phú Nông (xã Trung Thành Đông- Vũng Liêm) có 60 hộ tham gia; HTX Thủ công mỹ nghệ Hòa Lộc (Tam Bình) ra đời, giải quyết việc làm thường xuyên cho 300 lao động. Các lao động nông thôn nhờ vào các mô hình kinh tế tập thể này có việc làm ổn định, cải thiện đời sống với mức thu nhập bình quân từ khoảng 1- 2 triệu đồng/tháng.

Phó Trưởng Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế thuộc Hội LHPN tỉnh- Đặng Thị Bích Huyền cho biết, trong năm 2015, hình thức kinh tế tập thể tiếp tục phát huy sức mạnh, các tổ liên kết, HTX thu hút ngày càng nhiều lao động tham gia, tạo khí thế thi đua sôi nổi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới.

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm HTX Thủ công mỹ nghệ Quyết Thắng của chị Phạm Thị Tơ (thứ 2 từ phải qua).
Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm HTX Thủ công mỹ nghệ Quyết Thắng của chị Phạm Thị Tơ (thứ 2 từ phải qua).

Quyết tâm để đi lên

Nổi bật trong phát triển phong trào kinh tế tập thể này có chị Phạm Thị Tơ (xã Bình Ninh- Tam Bình) với nhiều nỗ lực hết mình để đi đến thành công. Bản thân là một người phụ nữ khuyết tật chân từ nhỏ, được sự vận động của Hội LHPN xã đi học nghề đan lục bình, chị Tơ đã vượt khó khăn để có bằng cấp nghề, rồi nhận hàng về gia công.

Sau thời gian, chị phối hợp Chi hội Phụ nữ ấp vận động các chị em khác đi học nghề, chị bắt đầu làm đại lý cung cấp và thu gom sản phẩm lục bình để tăng thu nhập cho gia đình đồng thời tạo công ăn việc làm cho các chị em khác trong chi hội.

Cơ sở chị đã bỏ hàng ở 11 ấp, trong đó có 4 làng nghề với gần 2.100 lao động. Hàng tháng chị Tơ xuất hàng từ 10- 13 chuyến, trừ chi phí lợi nhuận khoảng 4 - 6 triệu đồng/tháng. Đến tháng 5/2014, được sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương, Hội LHPN các cấp, chị đã thành lập HTX Thủ công mỹ nghệ Quyết Thắng do chị làm giám đốc.

 Sau khi HTX thành lập, các thành viên trong HTX được Hội LHPN tỉnh mời tham dự tập huấn kiến thức và hỗ trợ vay vốn 120 triệu đồng để phát triển HTX. Đến nay, HTX đã có 44 thành viên, giải quyết bình quân cho hơn 650 lao động thường xuyên tại địa phương và các vùng lân cận và hoạt động rất hiệu quả. Thu nhập của các thành viên ổn định từ 1,8 triệu đồng đến 3 triệu đồng/tháng.

Chị Phạm Thị Tơ chia sẻ: “Mình cố gắng hết sức thôi, phải quyết tâm để thành công. Bản thân không được lành lặn, gia đình lại nghèo thì phải nhờ vào chính sức mình, khi khá rồi thì phải giúp đỡ các chị còn khó khăn vươn lên để cùng tiến bộ. Năm 2012, tôi được UBND xã tặng giấy khen về phong trào Dân vận khéo và năm 2015 UBND huyện tặng bằng khen biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2010- 2015”.

 

Trong năm 2015, có 862 chi hội phụ nữ các cấp trong tỉnh giúp được 1.711 hộ phụ nữ thoát nghèo (trong đó có 652 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ).

 

Bài, ảnh: HẢI YẾN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh