Gần 300 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý đến từ các học viện, trường đại học trong cả nước đã tham gia Hội thảo khoa học “Nhìn lại 50 năm phong trào Phật giáo ở Miền Nam (1963-2013)” do Học viện Phật giáo Việt Nam và Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức ngày 11/6, tại tỉnh Bình
Quang cảnh buổi hội thảo. (Ảnh: Hoàng Anh Tuấn/
Gần 300 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý đến từ các học viện, trường đại học trong cả nước đã tham gia Hội thảo khoa học “Nhìn lại 50 năm phong trào Phật giáo ở Miền Nam (1963-2013)” do Học viện Phật giáo Việt Nam và Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức ngày 11/6, tại tỉnh Bình Dương.
Theo Ban tổ chức, hội thảo khoa học lần này không chỉ có mục đích là tiếp tục tìm kiếm, làm sáng tỏ hơn cội nguồn, bối cảnh lịch sử, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa, vai trò và bài học lịch sử... mà còn là cuộc hành hương tinh thần đặc biệt để trở về, để lắng nghe, cảm nhận bằng trái tim những âm thanh vang vọng, ngọn lửa hào khí sôi sục, bừng sáng từ phong trào vì quyền sống tự do, bình đẳng của Phật giáo và của dân tộc Việt Nam.
Hơn 50 tham luận tại hội thảo đã đề cập đến các vấn đề chính như phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20 đến phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963; bối cảnh lịch sử, nhân vật, văn học... trong phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963; Ý nghĩa, vai trò và bai học lịch sử phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963; Đồng hành cùng dân tộc, đạo pháp và chủ nghĩa xã hội của Phật giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Phát biểu tại hội thảo, hòa thượng, tiến sỹ Thích Trí Quảng, phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhấn mạnh, phong trào Phật giáo 1963 mà đỉnh cao là ngọn lửa thiêng của Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, đấu tranh đòi hòa bình, công bằng xã hội và bình đẳng tôn giáo, phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm dùng vũ lực đàn áp, khủng bố Phật giáo đồ, đã làm nên một mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam cận đại, cảnh tỉnh và soi sáng thế gian lầm lạc, đồng thời khẳng định vị trí không thể thay thế của Phật giáo trong lòng đất nước, dân tộc Việt Nam.
Với những tư liệu mới, những cách tiếp cận mới từ nhiều phương diện khác nhau, các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên trong và ngoài Phật giáo, trong nước và quốc tế đã không chỉ mang lại cái nhìn tổng quan, những nhận thức mà còn là những trải nghiệm, cảm xúc mới mẻ về một giai đoạn hào hùng của Phật giáo Việt Nam.
Cụ thể như tham luận Phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam Việt Nam 1963 - nhìn từ hồ sơ lưu trữ Bộ Ngoại giao Mỹ; Cộng đồng quốc tế với Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963; Cuộc đấu tranh của Phật giáo miền Nam chống Mỹ-Diệm và xu hướng nhập thế trong bối cảnh hiện nay; Vai trò của quần chúng nhân dân trong phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963; Tác động của phong trào đấu tranh Phật giáo ở miền Nam Việt Nam năm 1963 đến quan hệ Mỹ-Diệm...
Các nhà khoa học, nghiên cứu đều khẳng định, chính phong trào Phật giáo năm 1963 ở miền Nam Việt Nam đã góp phần làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu và bị lật đổ.
Phật giáo Việt Nam thoát khỏi một cơn pháp nạn, tiếp tục truyền thống tinh thần nhập thế hành đạo cứu đời, tiếp tục hoà mình vào làn sóng đấu tranh chung của dân tộc trong cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam Việt Nam cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước bước vào thời kỳ mới.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Công Lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, hội thảo lần này góp phần rút ra nhiều ý nghĩa, bài học bổ ích để từ đó định hướng Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, đạo pháp và chủ nghĩa xã hội trongg sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay của nước ta./.
Theo Vietnam+
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin