![](/file//e7837c027f6ecd14017ffa4e5f2a0e34/dataimages/201411/original/1050555_A19-a.jpg)
Chương trình vay vốn tín dụng học tập dành cho học sinh- sinh viên (HS-SV) triển khai từ năm 2007 đến nay với mục tiêu “không để HS-SV nghèo bỏ học vì không có tiền đóng học phí”. Sau 5 năm triển khai, riêng tỉnh Vĩnh Long, có gần 28.000 HS-SV nghèo được vay vốn ưu đãi để nối tiếp ước mơ học tập.
Chương trình vay vốn tín dụng học tập dành cho học sinh- sinh viên (HS-SV) triển khai từ năm 2007 đến nay với mục tiêu “không để HS-SV nghèo bỏ học vì không có tiền đóng học phí”. Sau 5 năm triển khai, riêng tỉnh Vĩnh Long, có gần 28.000 HS-SV nghèo được vay vốn ưu đãi để nối tiếp ước mơ học tập.
Nhờ số vốn vay đầy nghĩa tình này, nhiều HS-SV nghèo an tâm đến giảng đường. Trong ảnh: SV làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Cửu Long.
Cứu cánh cho HS-SV nghèo
Từ chương trình cho vay tín dụng HS-SV theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ, hơn 2,4 triệu HS-SV nghèo trên cả nước được vay vốn ưu đãi để tiếp tục việc học với tổng nguồn vốn chính sách lên tới 33.558 tỷ đồng. Các hội đoàn thể đã làm tốt trách nhiệm trong việc xác nhận đúng đối tượng cho vay, hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích và động viên các gia đình trả vốn, lãi đúng hạn quy định.
Sau 5 năm thực hiện chương trình vay vốn tín dụng cho HS-SV, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Vĩnh Long đã giải ngân hơn 337 tỷ đồng cho gần 28.000 HS-SV. Trong đó, đã thu nợ 61,52 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho đến ngày 30/9/2012 là 281,54 tỷ đồng.
Đối tượng cho vay vốn là trên 22,8% gia đình hộ nghèo, 11,76% gia đình cận nghèo, 65,42% gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn, bệnh tật...
|
Đối với em Nguyễn Thị Trúc Hoài Phương (xã Loan Mỹ- Tam Bình), việc được vay vốn là “cứu cánh để em chạm tới giảng đường Đại học Cần Thơ”. “Gia đình Phương thuộc diện hộ nghèo không có cha, một mình mẹ phải bán rau cá ở chợ mỗi ngày kiếm tiền nuôi hai chị em và bà ngoại”- Hoài Phương nói thêm. Cô nhìn xa xăm: “Tuy khó khăn nhưng mẹ Phương vẫn muốn cho con mình được học đến nơi đến chốn để không phải lao động cực khổ như mẹ”. Rồi những ngày gian khó ấy cũng qua, Hoài Phương giờ đã là cử nhân kế toán có việc làm ổn định và trả xong nợ ngân hàng. Nụ cười đã tươi rói trên môi Hoài Phương, bởi trước đó cô luôn có ý thức xài tiền tiết kiệm cũng như ráng học cho tốt để ra trường tìm được việc làm ổn định và còn trả nợ.
Dù gia đình thuộc hộ nghèo nhưng vợ chồng cô Trịnh Thị Na (ấp Bờ Dầu, xã Chánh Hội- Mang Thít) rất khó khăn khi phải lo cho 2 con gái học đại học, cao đẳng. Song, nhờ vốn vay tín dụng HS-SV, 2 em Thảo Ly và Khánh Ly được nối tiếp ước mơ học tập. Em Thảo Ly tâm sự: “Sau khi tốt nghiệp Ngữ văn Đại học Cần Thơ, em tìm được việc làm đúng chuyên ngành tại TP Vĩnh Long. Em sẽ cố gắng làm tốt để trả nợ vay học tập của mình và phụ hợ ba mẹ lo cho em gái đang học cao đẳng năm cuối”.
Nguồn vốn đủ, cho vay hiệu quả, bền vững
Căn nhà diện 134 (theo Quyết định 134 của Thủ tướng về hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn) của chú Thạch Kim Cương (ấp Giữa, xã Loan Mỹ- Tam Bình) trống huơ trống hoác không có gì giá trị. Song, với vợ chồng chú, tài sản quý nhất chính là cô con gái Thạch Thị Nươnl được học hành. Không đất canh tác, chú phải đi làm phụ hồ tận Tiền Giang mỗi ngày được 120.000đ. Vợ chú Cương- cô Thạch Thị Năm thì kiếm việc làm loanh quanh trong xóm theo kiểu “ai kêu mình đến”. Chú Cương trầm ngâm: “Mần hồ thì mưa là nghỉ nên ông trời mà mưa là tui rầu thúi ruột. Thấy con ham học quá, vợ chồng tui xót xa lắm chứ. Nghĩ nát nước để kiếm tiền đóng học phí cho con, cũng may con nói đi học được vay vốn nên tui vay tiền ngân hàng cho con đi học đó”. Sau 2 năm, Thạch Thị Nươnl vừa ra trường nhưng hiện chưa tìm được việc làm để trả số tiền vay 16,8 triệu đồng. Cô Năm tâm sự: “Con có việc làm là phải hà tiện để trả nợ, thiếu Nhà nước hay thiếu ai thì mình cũng ngại”.
Cô Phạm Thị Thu Hà làm thủ tục vay vốn học tập cho con.
Theo tin từ Ngân hàng CSXH, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn chưa tìm được việc làm, nên chưa có điều kiện trả nợ vốn vay từ Ngân hàng CSXH để trang trải cho việc học tập trước đó. Vì lẽ đó, Ngân hàng CSXH sẽ xem xét gia hạn nợ cho những HS-SV đã ra trường nhưng chưa tìm được việc làm. Theo quy định chung, tùy theo từng khoản nợ, thời gian gia hạn tối đa khoảng 2 năm. Còn đối với những trường hợp đã hết thời gian gia hạn nhưng các bạn trẻ vẫn chưa tìm được việc làm thì ngân hàng sẽ nghiên cứu để có hướng giải quyết phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH chi nhánh Vĩnh Long cho biết: để nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng đối với HS-SV, chính quyền và đoàn thể địa phương đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong việc xác nhận gia đình HS-SV thuộc đối tượng được vay vốn, kịp thời thống kê số lượng HS-SV có nhu cầu vay vốn để xét duyệt, bổ sung kế hoạch cho vay, chú trọng đến đối tượng HS-SV học nghề. Đồng thời, kết hợp với mạng lưới các trường và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các ưu đãi của chương trình tín dụng ưu đãi, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tại cơ sở, bảo đảm nguồn vốn cho vay HS-SV được sử dụng đúng mục đích.
Qua gần 3 năm giải ngân qua thẻ ATM, đến nay toàn chi nhánh đã mở được 9.272 thẻ, chiếm gần 46% trên tổng số HS-SV đang vay vốn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 3.100 tổ tiết kiệm, 107 điểm giao dịch xã- phường- thị trấn của Ngân hàng CSXH.
|
Bài, ảnh: THÚY QUYÊN- CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin