Yêu nghề đã chọn

05:04, 16/04/2023

Có những người tìm được một nghề phù hợp với năng lực, sở trường, hoàn cảnh của mình. Cũng có người vì nhiều lý do, buộc phải gắn đời mình vào một nghề nào đó để mưu sinh. Dù sao đi nữa, có nghề nuôi sống bản thân, gia đình là đã rất đáng quý.

 

Sản phẩm tự tay làm ra của người bệnh tâm thần đang được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở Chăm sóc người bệnh tâm thần thuộc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.

Sản phẩm tự tay làm ra của người bệnh tâm thần đang được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở Chăm sóc người bệnh tâm thần thuộc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.

Có những người tìm được một nghề phù hợp với năng lực, sở trường, hoàn cảnh của mình. Cũng có người vì nhiều lý do, buộc phải gắn đời mình vào một nghề nào đó để mưu sinh. Dù sao đi nữa, có nghề nuôi sống bản thân, gia đình là đã rất đáng quý.

Xã hội có sự phân công lao động, tạo nên một thể thống nhất. Mỗi người có nghề nghiệp của riêng mình sau quá trình học tập sách vở và học từ thực tiễn cuộc sống. Mỗi nghề đều có đặc thù riêng, bản thân người làm nghề phải luôn trau dồi, cố gắng để ổn định, phát triển kinh tế, nâng cao giá trị bản thân. Việc làm không dễ kiếm cũng như khó đạt được sự thành công nếu như cứ mãi ù lì, “kén cá chọn canh”, không chịu phấn đấu, dấn thân, đụng đâu than đó.

Có được nghề để sống, sống để thấu hiểu, yêu thương nhau hơn rất đáng trân quý. Thành công đến từ sự ham học hỏi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, trau dồi thái độ đi đôi với mồ hôi, thậm chí nước mắt.

Nước mắt có thể là niềm xúc động, vui mừng khi công việc đạt hiệu quả, có thể là phút giây chạnh lòng, rửa đi muộn phiền, âu lo. Nhưng đừng để nước mắt khiến ta trở nên mềm yếu, phó thác, bỏ cuộc. Không cách này thì tìm cách khác, không cơ hội này thì còn cơ hội kia. Nhìn vào bao người chưa có việc làm ổn định hay phải làm những công việc nơi xa xôi, thiếu thốn, có tính chất nguy hiểm... để thấy đời mình may mắn biết bao nhiêu.

Người công nhân vệ sinh ám mùi rác thải. Biết đâu họ cũng buồn vì mỗi lần xe rác đi qua, ai nấy đều tăng ga né tránh. Họ vẫn gắn bó với nghề, vì đồng lương chân chính nuôi sống gia đình, việc làm của họ mang lại vẻ văn minh, sạch đẹp cho đường quê, khu phố.

Giáo viên dạy trẻ khuyết tật, nếm đủ mọi cảm xúc thất thường của trẻ, đôi khi bị học trò đánh, xô ngã, phun nước miếng, trây chất thải vào người. Họ vẫn vui vẻ đó thôi. Vì giúp được cho các em vơi dần khiếm khuyết. Đồng lương chân chính xua tan cực khổ, mang lại không khí ấm áp, sum vầy vợ chồng, con cái.

Và còn nhiều, nhiều nữa. Mũi cay cay, mắt nhòe đi, tôi thầm cảm ơn, thủ thỉ với bản thân sống trọn đam mê với nghề tôi đang có được...

Bài, ảnh: DIỄM LINH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh