"Vấn nạn" hát karaoke đã trở thành nỗi bức xúc, than thở chung của không ít người suốt thời gian qua. Từ thành thị về nông thôn, từ nhà mặt đường đến tận hẻm sâu, mọi người "bịt tai" sống chung với tiếng ồn từ các dàn loa công suất lớn phát ra từ nhà hàng xóm.
“Vấn nạn” hát karaoke đã trở thành nỗi bức xúc, than thở chung của không ít người suốt thời gian qua. Từ thành thị về nông thôn, từ nhà mặt đường đến tận hẻm sâu, mọi người “bịt tai” sống chung với tiếng ồn từ các dàn loa công suất lớn phát ra từ nhà hàng xóm.
Và mỗi dịp lễ tết, thì việc “khủng bố” karaoke càng thêm “đau tai”. Mới sáng sớm đã khởi động “a lô, 1, 2, 3” rồi “bạc trắng tình đời” cho đến những bài hát thịnh hành của giới trẻ như “Xem như em chẳng may”. Nhà này hát được thì nhà kia cũng hát và thậm chí “hét” to hơn. Với các thính giả bất đắc dĩ, đây chính là nỗi ám ảnh vì “bị tra tấn lỗ tai” từ sáng tới khuya, nghỉ ngơi không xong, góp ý không được.
Tết đang cận kề, nhiều nhà lại “độ cặp loa” để chuẩn bị chứng tỏ giọng ca vàng trong xóm. Người lại “quyết tâm” mua thiết bị phá sóng karaoke để “canh me” nhà hàng xóm. Nhiều ý kiến cho rằng, karaoke là một nhu cầu không thể cấm, để giải tỏa áp lực bản thân, thỏa mãn niềm đam mê ca hát. Người lại cho rằng, hát karaoke giải trí cũng được, nhưng đừng gào rú hú hét, “vui mình” mà “buồn cả xóm”. Ca hát âm lượng vừa phải, đúng giờ giấc để không gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
Thiết nghĩ, muốn giải quyết vấn nạn karaoke “ám ảnh” này, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người dân cần ý thức tôn trọng cộng đồng. Xin đừng để Tết “chìm” trong karaoke, cũng đừng vui quá mà tình làng nghĩa xóm không còn, gây ra những hệ lụy đáng tiếc. “Ngày Xuân ca hát văn minh/ Để cho Tết đến xóm mình đều vui!”
AN CHI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin